Mã số mã vạch được xem là một đặc trưng của sản phẩm công nghệ dùng đề nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc. Đăng ký số mã vạch là thủ tục doanh nghiệp họ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Tổng cục đo lường chất lượng. Sau khi đã được Tổng cục đo lường chất lượng sản phẩm chấp nhận mã vạch thì công ty đó có thể sử dụng mã vạch để in lên nhữngg sản phẩm của mình. Mã số mã vạch thể hiện trên sản phẩm sẽ có những thông tin đầy đủ của doanh nghiệp khi quét mã để kiểm tra, giúp hỗ trợ quản lý sản xuất, lưu kho hàng, bán hàng hoá… Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định về đăng ký mã số mã vạch” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Khái niệm về đăng ký mã số vạch
Đăng ký mã vạch là thủ tục doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch nộp tại Tổng cục đo lường chất lượng. Sau khi đã được Tổng cục đo lường chất lượng chấp nhận mã vạch thì doanh nghiệp có thể sử dụng mã vạch để in lên các sản phẩm của mình. Mã số mã vạch trên sản phẩm sẽ có thông tin đầy đủ của doanh nghiệp khi quét mã , giúp hỗ trợ quản lý sản xuất, lưu kho hàng, bán hàng hoá…
Các loại mã vạch tại Việt Nam
Mã số mã vạch của Việt Nam bao gồm:
– Mã doanh nghiệp (GS1): do GS1 quốc gia cấp cho người sử dụng;
– Mã số rút gọn (EAN 8);
– Mã số địa điểm toàn cầu (GLN).
Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký mã số vạch
Hồ sơ đăng ký mã số vạch
Để thực hiện đăng ký mã số mã vạch doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
– 02 bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (theo mẫu).
– 02 Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đối với doanh nghiệp (bản sao). Đối với các tổ chức khác thì cần nộp bản sao có chứng thực Quyết định thành lập (01 bản).
– 02 bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng Mã toàn cầu phân định thương phẩm (GTIN) theo mẫu quy định.
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hồ sơ sẽ được đánh giá, thẩm định. Trong vòng 5 – 7 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, khách hàng sẽ được cấp Mã số doanh nghiệp cùng phiếu hẹn ngày nhận giấy chứng nhận chính thức.
Thủ tục đăng ký mã số vạch
Về cơ bản các doanh nghiệp thực hiện đăng ký mã số mã vạch cần phải thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch tại tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng tại Hà Nội hoặc Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu ở trên.
Tổ chức tiếp nhận sẽ có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp, đồng thời tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký mã số mã vạch mà doanh nghiệp gửi tới.
Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ này, Tổ chức tiếp nhận sẽ gửi hồ sơ tới Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ về mặt hình thức có thể thông báo cho doanh nghiệp để tiến hành sửa đổi bổ sung.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành Thẩm xét hồ sơ đăng ký.
Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do tổ chức tiếp nhận gửi tới, trong thời hạn 03 ngày, Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng sẽ tiến hành thẩm định, xem xét hồ sơ đăng ký mã số mã vạch, sau đó thực hiện đề xuất mã số doanh nghiệp và trình lên Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Bước 3: Cấp mã số mã vạch cho doanh nghiệp.
Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch cho Doanh nghiệp sau khi nhận đủ hồ sơ do Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng trình lên. Đồng thời ghi vào sổ đăng ký mã số mã vạch và gửi thông báo cấp mã số mã vạch tới doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan.
Bước 4: Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Sau khi có thông báo từ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp phí và lệ phí để được cấp mã số mã vạch. Sau khi thực hiện hoàn tất thủ tục nộp phí, lệ phí doanh nghiệp sẽ nhận được giấy hẹn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch chính thức.
Tổ chức trực tiếp thu phí là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và các đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ thu phí. Mức phí cấp mã số mã vạch doanh nghiệp phải nộp được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC, mức phí này sẽ phụ thuộc và loại mã số mã vạch cho đối tượng cụ thể mà doanh nghiệp đăng ký, ví dụ như: đối với mã số mã vạch sử dụng mã doanh nghiệp GS1 mức thu phí hiện nay là: 01 triệu đồng; với mã số mã vạch sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) mức thu phí là 300 ngàn đồng; với mã số mã vạch sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) mức thu phí là 300 ngàn đồng,…
Chi phí đăng ký mã vạch
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 236/2016/TT-BTC có quy định về mức thu phí như sau:
* Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch:
– Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 ( không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) với mức thu là 1.000.000 đồng/ mã.
– Sử dụng mã đại điểm toàn cầu ( GLN ) với mức thu là 300.000 đồng.
– Sử dụng mã số là thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN – 8 ( GTIN 8 ) với mức thu là 300.000 đồng.
* Mức thu phí đăng ký ( xác nhận ) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài:
– Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm với mức thu là 500.000 đồng / hồ sơ.
– Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm với mức thu là 10.000 đồng / mã.
* Mức thu phí duy trì sử dụng mã vạch hàng năm ( niên phí ):
– Sử dụng mã doanh nghiệp SG1:
+ Sử dụng mã doanh nghiệp SG1 loại 10 số ( tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) với mức thu là 500.000 đồng / năm.
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số ( tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm ) với mức thu là 800.000 đồng / năm .
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số ( tương ưng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm ) với mức thu là 2.000.000 đồng / năm.
– Sử dụng mã địa điểm toàn cầu ( GLN ) với mức thu là 200.000 đồng.
– Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN – 8 ( GTIN – 8 ) với mức thu 200.000 đồng.
* Trường hợp tổ chức, cá nhân được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 thì phải nộp 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên. Khi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch và nộp hồ sơ xin xác nhận sử dụng mã nước ngoài thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí theo quy định nêu trên. Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số, mã vạch năm đầu tiên ( năm được cấp mã số mã vạch ). Từ các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hằng năm.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm?
- Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch online nhanh, đơn giản
- Điều kiện đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về đăng ký mã số mã vạch” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Chuyển đất ruộng lên thổ cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mặc dù pháp luật Việt Nam không bắt buộc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm. Thế nhưng trong một số trường hợp, tổ chức, cá nhân có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cụ thể tại Điều 27, Nghị định số 80/2013 nêu rõ.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
b) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sản phẩm nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh mã vạch hợp pháp
c) Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
d) Sử dụng mã vạch nước ngoài cho sản phẩm có xuất xứ Việt Nam nhưng không thông báo kèm tài liệu xác thực.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
c) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch;
d) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau:
Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không được tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hàng hóa gắn mã số mã vạch vi phạm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.