Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cho người dân. BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Điều này nhằm huy động được những đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro về bệnh tật, giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, tai nạn, bệnh tật,,… Điều này thể hiện sự công bằng và nhân đạo trong vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân. Có thể nói Thẻ BHYT là phao cứu sinh bởi vì nhờ vào việc tham gia BHYT, nhiều trường hợp không may bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, khắc phục và phòng ngừa các rủi ro khi có quỹ BHYT chi trả các chi phí khám và điều trị bệnh. Tuy nhiên, đôi lúc vì lý do nào đó mà thẻ BHYT bị sai thông tin như sai thông tin địa chỉ khiến cho người dân không được hưởng các quyền lợi chính đáng của mình. Vậy thay đổi địa chỉ trên thẻ bảo hiểm y tế như thế nào? Trình tự thủ tục thay đổi thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích để bạn có thể vận dụng nó vào trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Quyết định số 595/QĐ-BHXH
Thẻ bảo hiểm y tế là gì?
Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về thẻ BHYT như sau:
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
Trong đó, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Như vậy, người tham gia sẽ được cấp thẻ BHYT để làm căn cứ hưởng các quyền lợi về bảo BHYT theo đối tượng mà mình tham gia.
Ai bắt buộc phải mua thẻ bảo hiểm y tế?
Căn cứ Nghị định 146/2018/NĐ-CP, có 06 nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia BHYT, bao gồm:
Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Nhóm 2:. Nhóm do cơ quan BHXH đóng.
Nhóm 3: Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
Nhóm 4: Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Nhóm 5: Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Nhóm 6: Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Trình tự thủ tục thay đổi thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế
Bước 1. Lập hồ sơ theo quy định.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Người tham gia
– Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
– Người tham gia BHXH tự nguyện, tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.
– Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.
– Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi cấp lại, đổi thẻ BHYT: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh.
– Người tham gia do ngân sách nhà nước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã. Trường hợp điều chỉnh thông tin nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cho cơ quan BHXH trực tiếp thu. Người đã hiến bộ phận cơ thể: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.
e) Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường: Nộp hồ sơ cho nhà trường.
Đơn vị
– Đơn vị SDLĐ: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
– UBND xã; Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội; Đại lý thu; Nhà trường; Phòng/Tổ chế độ BHXH: kê khai hồ sơ liên quan sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 4. Nhận kết quả giải quyết gồm sổ BHXH, thẻ BHYT.
Cách thức thực hiện
Nộp hồ sơ:
– Người tham gia: nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan BHXH, Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử với cơ quan BHXH. Trường hợp giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
– Đơn vị: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử. Trường hợp thực hiện giao dịch điện tử: Đơn vị lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.
Nhận kết quả giải quyết:
– Người tham gia nhận sổ BHXH, thẻ BHYT tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;
– Đơn vị nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
Thành phần hồ sơ
Người tham gia:
Trường hợp cấp lại thẻ BHYT do mất, hỏng; đổi thẻ BHYT do thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
Lưu ý: Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu quý.
Đổi thẻ BHYT do được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
– Giấy tờ chứng minh tương ứng cụ thể như sau:
Đối với người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B; bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:
– Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh;
– Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh;
– Quyết định công nhận là người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương;
– Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hằng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần (theo hướng dẫn về cơ sở xác định là người có công với cách mạng tại Công văn số 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
– Quyết định hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, ghi rõ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trừ các đối tượng nêu tại điểm a.1. Hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:
– Huân chương Kháng chiến;
– Huy chương Kháng chiến;
– Huân chương Chiến thắng;
– Huy chương Chiến thắng;
– Thẻ thương binh, thẻ bệnh binh;
– Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh;
– Giấy chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan thi đua khen thưởng cấp huyện;
– Quyết định hưởng trợ cấp của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc đã giải quyết trợ cấp một lần (theo hướng dẫn về cơ sở xác định là người có công với cách mạng tại Công văn số 467/NCC ngày 17/6/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội);
Cựu chiến binh theo quy định tại các Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, số 157/2016/NĐ-CP
Đối với cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước: Hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:
– Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành;
– Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 hoặc theo Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30/4/1975: Hồ sơ gồm một trong các loại giấy tờ sau:
– Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành ghi rõ thời gian, địa điểm nơi trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành không ghi rõ thời gian, địa điểm nơi trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu thì bổ sung bản xác nhận về địa bàn phục vụ trong quân đội của đơn vị cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên nơi trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ theo mẫu số 04B-HBKV – Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (ban hành kèm theo Thông tư số 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007).
– Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg đối với các trường hợp là cựu chiến binh quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
Đối với cựu chiến binh là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được nghỉ hưu: Hồ sơ, dữ liệu của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được cơ quan quân đội giải quyết hưu.
Đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã nghỉ hưu, phục viên, chuyển ngành: Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành.
Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
Hồ sơ kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ hoặc Quyết định cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội hoặc Giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của liệt sỹ và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo: Sổ hộ khẩu.
Đối với thân nhân người có công với cách mạng (trừ trường hợp là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; Con đẻ từ trên 6 tuổi của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt: Giấy xác nhận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận, quản lý hồ sơ và làm thủ tục mua BHYT cho thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP (21/10/2013):
Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau:
– Giấy xác nhận khuyết tật, ghi rõ mức độ khuyết tật thuộc các đối tượng người khuyết tật nặng và người khuyến tật đặc biệt nặng theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT (28/12/2012);
– Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã đối với người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.
Người thuộc hộ gia đình nghèo và hộ gia đình cận nghèo: Hồ sơ kèm theo gồm một trong các loại giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo theo Thông tư liên tịch số 18/2009/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH (03/8/2009);
– Xác nhận của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đối với người thuộc hộ gia đình nghèo, hộ gia đình cận nghèo theo kết quả rà soát thường xuyên (quy định tại Điều 5 Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 và Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018).
*Đổi thẻ BHYT do thay đổi thông tin về nhân thân, bổ sung mã nơi đối tượng sinh sống trên thẻ BHYT
Trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân do người tham gia kê khai sai so với hồ sơ gốc: Hồ sơ kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau: Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân có ảnh khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp như: Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên …
Trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân do đơn vị kê khai sai so với hồ sơ của người tham gia: Cơ quan BHXH rà soát, thông báo và phối hợp với đơn vị điều chỉnh thông tin in trên thẻ BHYT.
Trường hợp do bổ sung mã nơi đối tượng sinh sống đối với người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo
Nếu đối tượng là NLĐ: cơ quan BHXH có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, xác định nơi đối tượng đang làm việc ở địa bàn thuộc vùng nào, cấp mã nơi sinh sống theo vùng đó. Đối với các đối tượng khác: Hồ sơ kèm theo là sổ hộ khẩu.
Trường hợp người tham gia do cơ quan BHXH quản lý đề nghị điều chỉnh thông tin về nhân thân để đi khám bệnh, chữa bệnh.
Hồ sơ kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau: Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân có ảnh khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp như: Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên …
Ghi chú: người tham gia không có giấy tờ nêu trên, mà có các giấy tờ liên quan khác để chứng minh, làm căn cứ điều chỉnh (trừ các trường hợp: điều chỉnh nhân thân, bổ sung mã nơi đối tượng sinh sống) như: giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng; cựu chiến binh theo quy định tại Pháp lệnh Cựu chiến binh (sử dụng các loại giấy tờ: lý lịch cán bộ, hoặc bản Trích yếu 63; lý lịch quân nhân; thẻ quân nhân; lý lịch Đảng viên được lập từ trước ngày cựu chiến binh về phục viên, xuất ngũ, thôi việc; quyết định hưởng chế độ hưu trí của cơ quan có thẩm quyền cấp; Trường hợp mất Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành thì bổ sung “Giấy xác nhận quá trình công tác của đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc” của Thủ trưởng đơn vị cấp Trung đoàn hoặc tương đương trở lên, nơi trực tiếp quản lý đối tượng trước khi phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của Liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính…); người tham gia kháng chiến; thì đơn vị nộp các giấy tờ này cho cơ quan BHXH để xem xét, giải quyết (không ghi vào Bảng kê hồ sơ).
Đơn vị: trong trường hợp NLĐ nộp hồ sơ qua đơn vị.
Xác nhận Tờ khai (TK1-TS) khi NLĐ điều chỉnh thông tin nhân thân trên thẻ BHYT; đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận)
Lập Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS).
Thay đổi địa chỉ trên thẻ bảo hiểm y tế như thế nào?
Căn cứ Khoản 4, Điều 27 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thì thành phần hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS). Trường hợp thẻ BHYT của bạn in sai địa chỉ nơi cư trú, đề nghị bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hướng dẫn và đổi thẻ theo quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mã thẻ BHYT của thân nhân quân đội
- Thủ tục đổi thẻ BHYT 5 năm liên tục
- Làm thẻ BHYT cho trẻ sơ sinh ở đâu?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thay đổi địa chỉ trên thẻ bảo hiểm y tế chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thay đổi địa chỉ trên thẻ bảo hiểm y tế“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về soạn thảo mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giá trị sử dụng thẻ BHYT là khoảng thời gian người tham gia được sử dụng thẻ BHYT để khám bệnh, chữa bệnh BHYT, tính kể từ thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng. Cụ thể: Đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp, thẻ BHYT có giá trị sử dụng kể từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền. Đối với trẻ dưới 06 tuổi sinh trước ngày 30/9, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi. Đối với trẻ dưới 06 tuổi sinh sau ngày 30/9, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi. Đối với người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của UBND cấp huyện. Đối với người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo, người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Đối với người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với người hiến bộ phận cơ thể, thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể. Đối với học sinh, sinh viên: Thẻ BHYT được cấp hàng năm cho học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó: Đối với học sinh lớp 1, giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học; Đối với học sinh lớp 12, thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.
Thẻ BHYT được cấp hàng năm cho học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó: Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học, thẻ có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng; Đối với học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học, thẻ có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học. Đối với đối tượng khác, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày nộp tiền đóng BHYT. Trường hợp người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm có mức sống trung bình; người tự đóng BHYT theo hộ gia đình và thân nhân người lao động được người sử dụng lao động đóng BHYT thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng BHYT nếu tham gia lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên trong năm tài chính.
Khoản 4 Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế hiện hành chỉ rõ 03 trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng như sau:
a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;
b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;
c) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Từ căn cứ trên, có thể thấy, nếu người có thẻ BHYT tự ý sửa chữa, tẩy xóa thông tin trên thẻ hoặc không tiếp tục tham gia, không gia hạn thẻ BHYT thì thẻ này sẽ không có giá trị sử dụng.
Kéo theo đó, khi đi KCB, người dân sẽ không được Qũy BHYT thanh toán mà phải tự mình chi trả toàn bộ chi phí.
Điều 18 và Điều 19 Luật BHYT hiện hành đã quy định cụ thể các trường hợp phải đổi, cấp lại thẻ BHYT như sau:
Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
Theo đó, người dân bị mất thẻ BHYT hoặc bị rách, nát, hỏng, thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu, thông tin trên thẻ không đúng thì phải tiến hành thủ tục cấp lại, đổi thẻ BHYT.