Trong thời buổi hội nhập toàn cầu hiện nay, việc thành thạo, phiên dịch các ngôn ngữ trong và ngoài nước ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Nhận thấy điều đó, nhiều nhà đầu tư mong muốn thành lập công ty cung cấp dịch vụ dịch thuật để kiếm thêm lợi nhuận. Cũng giống như các ngành nghề kinh doanh khác, để thành lập công ty dịch thuật thì chủ sở hữu cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định. Vậy cụ thể, trình tự thủ tục thành lập công ty dịch vụ dịch thuật hiện nay được thực hiện như thế nào? Lệ phí làm thủ tục thành lập công ty dịch vụ dịch thuật là bao nhiêu? Thời gian giải quyết thủ tục thành lập công ty dịch vụ dịch thuật mất bao lâu? Luật sư X sẽ làm rõ những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Công ty dịch vụ dịch thuật là gì?
Công ty dịch vụ dịch thuật chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật, phiên dịch hoặc chuyển ngữ. Đây là một mô hình kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt ở các thành phố lớn. Trong đó, công ty sẽ cung cấp các dịch vụ phiên dịch – biên dịch dựa theo nhu cầu của khách hàng hoặc đối tác.
Nhân viên trong công ty thường rất giỏi một hoặc nhiều ngôn ngữ nào đó. Họ có khả năng lập tức dịch một đoạn văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Đối với phiên dịch – dịch miệng, họ có thể lập tức tường thuật lại ý của người nói với bên còn lại. Sự xuất hiện của phiên dịch viên trung gian giúp quá trình trao đổi bằng miệng diễn ra thuận lợi hơn.
Nhìn chung, sự xuất hiện của công ty dịch thuật giúp mọi hoạt động biên – phiên dịch chất lượng và uy tín hơn.
Điều kiện để thành lập công ty dịch vụ dịch thuật
Ngành kinh doanh dịch vụ dịch thuật là ngành kinh doanh không có điều kiện vì không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư năm 2014, tuy nhiên, để thành lập được công ty dịch thuật vẫn cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện của người dịch
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật
- Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Điều 9 Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn về quy định này như sau: Người dịch phải có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với chuyên ngành khác được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
- Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định thì phải thông thạo ngôn ngữ đó.
Ngôn ngữ phổ biến được hiểu là ngôn ngữ được thực hiện trên nhiều giấy tờ, văn bản được sử dụng tại Việt Nam và nhiều người Việt Nam có thể dịch ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. Chẳng hạn: Ngôn ngữ phổ biến tại Việt Nam như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nhật,… Ngôn ngữ không phổ biến tại Việt Nam như tiếng Mông Cổ, tiếng Ả Rập,…
Điều kiện về công tác viên dịch thuật
- Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước.
- Người dịch là cộng tác viên của Phòng tư pháp phải kí hợp đồng cộng tác vien dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.
Ngoài ra, người dịch cần lưu ý một số giấy tờ, văn bản không được dịch để chứng thực chữ kí người dịch:
- Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xóa, sữa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ;
- Giấy tờ, văn bản đã bị hỏng, cũ nát không xác định được nội dung;
- Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mất nhưng ghi rõ không được dịch;
- GIấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh chống xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức, vi phạm quyền công dân.
- GIấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.
Hồ sơ thành lập công ty dịch vụ dịch thuật
Bộ hồ sơ thành lập công ty dịch vụ dịch thuật bao gồm:
- Điều lệ công ty;
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH);
- Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
- Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trường hợp có nhà đầu tư hoặc tổ chức nước ngoài tham gia);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 6 tháng).
Lưu ý:
Khi chuẩn bị hồ sơ, bạn phải đăng ký mã ngành nghề phù hợp, được quy định bởi hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Tham khảo mã ngành nghề dịch thuật sau:
- Mã ngành cấp 4: 7490 – Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu;
- Chi tiết: Hoạt động phiên dịch.
Thủ tục thành lập công ty dịch vụ dịch thuật
Để đăng ký kinh doanh dịch vụ dịch thuật, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp qua mạng. Các bước được thực hiện như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định;
Bước 2. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty dịch vụ dịch thuật theo 1 trong 3 cách sau:
- Cách 1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT (tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính);
- Cách 2. Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
- Cách 3. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng, thực hiện theo trình tự như sau:
- Tạo tài khoản/hồ sơ đăng ký tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Kê khai thông tin giống như bản giấy, tải văn bản điện tử;
- Ký xác thực hồ sơ đăng ký bằng chữ ký số điện tử (token) hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh;
- Thanh toán phí và nhận giấy biên nhận đăng ký qua mạng theo hướng dẫn trên Cổng thông tin quốc gia.
Bước 3. Nhận kết quả đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn từ 3 – 5 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo kết quả:
- Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ dịch thuật, nếu hồ sơ hợp lệ;
- Thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh và nộp lại, nếu hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ.
Lưu ý: Nếu nộp hồ sơ qua mạng, bạn cần lưu ý các điều dưới đây:
- Khi đến nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cần nộp giấy biên nhận đăng ký hồ sơ qua mạng;
- Trong thời hạn 60 ngày (tính từ ngày nhận được thông báo yêu cầu điều chỉnh, bổ sung), bạn cần hoàn thành, nộp lại hồ sơ. Sau thời hạn đó, hệ thống sẽ tự động hủy hồ sơ đăng ký.
Lệ phí làm thủ tục thành lập công ty dịch vụ dịch thuật
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư
Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty.
- Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng/lần.
- Người thành lập doanh nghiệp nộp lệ phí trực tiếp bằng dịch vụ thanh toán điện tử.
- Bên cạnh đó, Doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.
Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp
Hiện nay, tùy vào từng đơn vị mà có mức giá khác nhau. Chi phí phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Mức giá cho dấu tròn công ty dao động từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch….từ 70.000 đồng đến 150.000 đồng.
Chi phí làm biển công ty
Tùy vào từ đơn vị làm biển mà có mức giá khác nhau. Trên thị trường mức giá giao động khác nhau từ 300.000 đồng đến 1.500.000 đồng tùy vào chất liệu, kích thước biển hiệu.
Phí mua chữ ký số (Token)
Chữ ký số là dạng USB được mã hóa dùng thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật để ký tên lên tờ khai hoặc thao tác khác trên mạng nhằm xác định mọi thao tác là của doanh nghiệp. Chi phí phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ. Chữ ký số 03 năm sử dụng giao động từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng để giao dịch và dùng để nộp thuế theo quy định bắt buộc hiện nay. Thủ tục mở tài khoản không mất phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo số dư trong tài khảo là 1.000.000 đồng.
Kê khai và nộp lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài căn cứ vào số vốn điều lệ công ty và chia thành hai mức sau:
- Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ, lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm.
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ, lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm.
Thời gian giải quyết thủ tục thành lập công ty dịch vụ dịch thuật
Trong thời hạn từ 3 – 5 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo kết quả:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty dịch vụ dịch thuật; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty dịch vụ dịch thuật
- Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định.
- Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài: Trong năm đầu tiên thành lập, doanh nghiệp được miễn môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai. Từ năm thứ hai trở đi, nộp lệ phí môn bài theo mức sau: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2.000.000 VNĐ, trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ.
- Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được chọn khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
- Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.
- Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch nhằm dễ dàng quản lý và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
- Thuê luật sư rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục thành lập công ty dịch vụ dịch thuật” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bắc giang. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 23 Luật Công chứng 2014 về thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng dịch thuật công chứng như sau:
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập.
Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ dịch thuật : Mã ngành cấp 4: 7490 – Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu.
Các bước nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ dịch thuật qua mạng được thực hiện như sau:
Bước 1. Tạo tài khoản/ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Bước 2. Kê khai thông tin giống như bản giấy, tải văn bản điện tử;
Bước 3. Ký xác thực hồ sơ đăng ký bằng chữ ký số (token) hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh;
Bước 4. Thanh toán phí và nhận giấy biên nhận đăng ký qua mạng theo hướng dẫn trên Cổng thông tin quốc gia.