Nhằm hạn chế tình trạng một người sở hữu quá nhiều bất động sản, nhà nước đã ban hành hạn mức đất ở nhằm quán triệt việc tư hữu bất động sản của người dân. Mỗi địa phương tỉnh thành sẽ căn cứ theo mặt bằng chung về kinh tế, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý,… để quyết định hạn mức đất ở phù hợp. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định pháp luật về đất đai hiện nay, Thẩm quyền xác định hạn mức đất ở thuộc về cơ quan nào? Hạn mức đất ở khi cấp sổ đỏ là bao nhiêu? Quy định về hạn mức đất ở hiện nay ra sao? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là hạn mức đất ở?
Hạn mức đất ở là mức giới hạn diện tích đất ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng khi công nhận quyền sử dụng đất ở, giao đất ở.
Mặc dù là mức giới hạn diện tích đất ở nhưng không đồng nghĩa với việc khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì người dân chỉ được cấp Giấy chứng nhận cho phần diện tích đất ở nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức, thay vào đó người dân vẫn được cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ diện tích thửa đất nếu đủ điều kiện cấp sổ (cấp vượt hạn mức).
Điểm khác biệt giữa trường hợp cấp sổ trong hạn mức và vượt hạn mức là tiền sử dụng đất phải nộp và được tính theo cách khác nhau, cụ thể:
- Có thể không phải nộp tiền sử dụng đất; trường hợp phải nộp thì tiền sử dụng đất được tính theo giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) ban hành.
- Đối với phần diện tích cấp vượt hạn mức thì phải nộp tiền sử dụng đất và được tính theo giá đất cụ thể nên số tiền phải nộp sẽ cao hơn nếu cùng đơn vị diện tích.
Ví dụ: Diện tích cấp sổ là 50m2, cùng vị trí thửa đất có giá 01 triệu đồng/m2 thì tiền sử dụng đất trong và vượt hạn mức được tính như sau:
- Trong hạn mức: Tiền sử dụng đất phải nộp = 50m2 x 01 triệu đồng = 50 triệu đồng.
- Vượt hạn mức: Tiền sử dụng đất cấp vượt hạn mức phải nhân (x) với hệ số K, đồng thời hệ số K khi cấp vượt hạn mức luôn luôn lớn hơn 1. Giả sử hệ số K là 1,3 thì tiền sử dụng đất phải nộp như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp = 50m2 x 01 triệu đồng x 1,3 = 65 triệu đồng.
Quy định về hạn mức đất ở hiện nay ra sao?
Theo Điều 143, Điều 144 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
Đất ở tại nông thôn:
Điều 143. Đất ở tại nông thôn
- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
- Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.
Đất tại đô thị:
Điều 144. Đất ở tại đô thị
- Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
- Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
- Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.
Thẩm quyền xác định hạn mức đất ở thuộc về cơ quan nào?
Theo Điều 143, Điều 144 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
Đất ở tại nông thôn:
Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
Đất tại đô thị:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
Hạn mức đất ở khi cấp sổ đỏ là bao nhiêu?
Hạn mức đất ở khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quyết định nên muốn biết rõ hạn mức là bao nhiêu phải xem trong quyết định về hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở, hạn mức giao đất ở của từng địa phương. Bên cạnh đó, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất, hạn mức giao đất tại mỗi khu vực trong cùng địa phương cũng có sự khác nhau.
Tóm lại, hạn mức đất ở khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng giữa các tỉnh, thành khác nhau nên không có câu trả lời chung cho toàn bộ 63 tỉnh, thành; muốn biết rõ phải xem trong quyết định của địa phương.
Ngoài hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở, hạn mức giao đất ở như trên thì diện tích đất ở khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng được xác định theo quy định tại Điều 11 Luật Đất đai 2013, Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:
(1) Xác định diện tích đất ở theo giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Đất đai 2013, diện tích đất ở khi cấp Sổ đỏ, Sổ hồng bao nhiêu phụ thuộc vào giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất mà người dân có (giấy tờ ghi bao nhiêu m2 đất ở thì được cấp bấy nhiêu).
(2) Xác định diện tích đất ở theo quyết định giao đất ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu đất ở được Nhà nước giao thì diện tích đất ở được xác định theo quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(3) Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyết định giao đất thì xác định như sau:
- Đất đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đất đang sử dụng.
- Đất đang sử dụng đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất.
(4) Đối với trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau mà không thuộc trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất.
Khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định loại đất được xác định như sau:
- Nếu xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì tách thửa đất theo từng mục đích và xác định mục đích cho từng thửa đất đó (xác định được đất ở thì diện tích đất ở theo phần đất đã xác định).
- Nếu không xác định được ranh giới sử dụng giữa các mục đích thì mục đích sử dụng đất chính được xác định theo loại đất có mức giá cao nhất trong bảng giá đất (thông thường nếu trong thửa đất mà có đất ở thì mục đích chính sẽ được xác định là đất ở vì đây là loại đất có mức giá cao nhất).
Đất ở vượt hạn mức có được chuyển nhượng hay không?
Hạn mức giao đất ở/hạn mức công nhận đất ở tại địa phương là diện tích đất được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quy định áp dụng trong phạm vi địa bàn tỉnh mình nhằm mục đích xác định diện tích đất tối đa được giao/công nhận đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân. Đây cũng là căn cứ để xác định tiền sử dụng đất, các loại thuế phí khác đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức mà hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những quyền của người sử dụng đất theo quy định pháp luật. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (quyền sử dụng đối với mọi loại đất) phải đảm bảo các điều kiện chung được quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013. Các điều kiện này bao gồm:
Một là, diện tích đất ở vượt hạn mức phải đã được cấp giấy chứng nhận
Điều kiện đầu tiên để thửa đất ở/diện tích đất ở vượt hạn mức được quyền chuyển nhượng là thửa đất phải được cấp giấy chứng nhận. Điều này cũng có nghĩa là diện tích đất ở vượt hạn mức mà chưa được cấp giấy chứng nhận hoặc không được cấp giấy chứng nhận sẽ không được chuyển nhượng quyền sử dụng.
Hai là, diện tích đất ở vượt hạn mức phải không có tranh chấp, không thuộc trường hợp bị kê biên để đảm bảo thi hành án
Quyền sử dụng đất được chuyển nhượng khi không thuộc trường hợp bị kê biên để đảm bảo thi hành theo bản án/quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, diện tích đất chuyển nhượng phải không thuộc trường hợp đang có tranh chấp (đang bị khiếu nại, khiếu kiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).
Ba là, còn thời hạn sử dụng
Nếu diện tích đất chuyển nhượng không còn thời hạn sử dụng hoặc đang có thông báo thu hồi/quyết định thu hồi đất hoặc thu hồi giấy chứng nhận thì không đủ điều kiện để được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Như vậy, khi diện tích đất ở vượt hạn mức đảm bảo các điều kiện để được chuyển nhượng như đã được cấp giấy chứng nhận, không có tranh chấp… thì vẫn được phép chuyển nhượng quyền sử dụng. Nói cách khác, đất ở trong hoặc ngoài hạn mức đều có thể được mua bán/chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu thỏa mãn các điều kiện luật định.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền xác định hạn mức đất ở”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về tư vấn đặt cọc đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai thì hình thức và mức xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức dưới 1 héc ta; phạt tiền từ 3-10 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 1-3 héc ta; phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 3-5 héc ta; phạt tiền từ 20-50 triệu đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trên 5 héc ta.
Theo quy định, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất.
Theo quy định, diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.