Bảo hiểm y tế hiện nay là bảo hiểm quan trọng ở nước ta đối với mọi trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động, người hưởng chính sách xã hội, người hưu trí, cán bộ viên chức,… Có những đối tượng sẽ được nhà nước cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Vậy bị bệnh hiểm nghèo có được bảo hiểm y tế miễn phí không? Nếu có thì cần phải có đơn đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu mẫu đơn xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo qua bài viết dưới đây nhé.
Bảo hiểm y tế với người mắc bệnh hiểm nghèo
Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, Bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ chức thực hiện nhằm mục đích góp phần đẩy mạnh và nâng cao an sinh xã hội.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 8, Nghị định 76/2003/NĐ-CP nêu rõ:
Người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo.
Người mắc bệnh hiểm nghèo phải thực hiện điều trị nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của các bác sĩ. Tuy nhiên, việc điều trị cũng rất khó khăn do phải sử dụng nhiều loại thuốc đắt tiền, máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại và tốn nhiều công sức.
Bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có BHYT sẽ được chi trả một phần chi phí khám chữa bệnh theo quy định của Pháp luật về BHYT. Mức hỗ trợ chi phí chữa trị bệnh hiểm nghèo sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia BHYT chứ không phụ thuộc vào loại bệnh mà người tham gia BHYT mắc phải.
Đơn xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo
Hiện nay, nếu không phải đối tượng được cấp BHTY thì sẽ không được cấp miễn phí mà phải mua bảo hiểm y tế. Khi tham gia bảo hiểm y tế cần có tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Mời bạn tham khảo tờ khai sau đây của chúng tôi nhé
Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế
Phần họ và tên: ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia bảo hiểm y tế.
Phần giới tính: ghi giới tính của người tham gia, ghi rõ là “Nam” hoặc “Nữ”
Ngày tháng năm sinh: ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân
Quốc tịch: ghi như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước. Ví dụ: Quốc tịch Việt Nam.
Dân tộc: ghi rõ mình thuộc dân tộc nào, giống trong giấy khai sinh, chứng minh nhân dân. Ví dụ: Dân tộc: Thái.
Nơi đăng ký Giấy khai sinh: ghi rõ tên xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh, thành phố đã đăng ký giấy khai sinh . Trường hợp chưa xác định được nơi cấp giấy khai sinh lần đầu thì ghi nguyên quán (trường hợp sát nhập, chia tách địa giới hành chính thì ghi theo tên địa danh tại thời điểm kê khai) hoặc ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
Địa chỉ nhận hồ sơ: ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống để cơ quan bảo hiểm xã hội gửi trả sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, thông tin bao gồm số nhà, đường phố, thôn xóm; xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); tỉnh, thành phố.
Phần “Họ tên cha hoặc mẹ, hoặc người giám hộ” chỉ áp dụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Ghi họ tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ, ghi đầy đủ họ tên như trong chứng minh nhân dân/ căn cước công dân
Mã số bảo hiểm xã hội: ghi mã số bảo hiểm xã hội đã được cơ quan bảo hiểm xã hội đã cấp (chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp mã số bảo hiểm xã hội khi điều chỉnh thông tin); trường hợp không nhớ mã số bảo hiểm xã hội thì người tham gia có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội tại Bưu điện văn hóa xã hoặc địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn hoặc phối hợp với Cơ quan bảo hiểm xã hội, Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp,… để xác định mã số bảo hiểm xã hội.
Mẫu đơn xác nhận bệnh hiểm nghèo
Mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho bệnh hiểm nghèo
Căn cứ theo quy định của Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 và Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Mức hưởng BHYT của người bệnh được quy định như sau:
Khi khám bệnh, chữa bệnh hiểm nghèo đúng tuyến
Bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến:
- Được hưởng 100% chi phí nếu là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an nhân dân; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi; người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
- Được hưởng 100% chi phí với trường hợp chi cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
- Được hưởng 100% chi phí KCB tại tuyến xã; người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến;
- Hưởng 95% chi phí nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; thân nhân người có công với cách mạng, trừ cha/mẹ đẻ, vợ/chồng/con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
- Hưởng 80% chi phí với các đối tượng khác.
Trong trương hợp bệnh nhân thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. Khi đi khám chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý các mức hưởng của từng đối tượng để được hưởng mức có lợi hơn.
Khám chữa bệnh trái tuyến
Do tính chất nguy hiểm và phức tạp của bệnh hiểm nghèo mà đa phần các bệnh nhân sẽ đều phải lựa chọn bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương để chữa trị. Một số ít bệnh nhân lựa chọn bệnh viện tuyến huyện để chữa trị. Việc bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng như chữa trị đúng tuyến và theo tỷ lệ như sau:
- Hưởng 100% chi phí khám bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
- Hưởng 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; hưởng 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
- Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú khi KCB tại bệnh viện tuyến trung ương.
Trường hợp đặc biệt đối với bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thuộc đối tượng sau thì được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.
- Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Khi người tham gia BHYT điều trị các bệnh hiểm nghèo thì quỹ BHYT sẽ thanh toán tiền thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được bác sĩ chỉnh định để khám chữa trị bệnh cho bệnh nhân. Các loại thuốc hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế này phải đảm bảo có trong trong danh mục các loại thuốc, vật tư y tế dịch vụ kỹ thuật và tỷ lệ, điều kiện thanh toán do Bộ Y tế ban hành.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Đơn xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Đơn xin cấp bảo hiểm y tế bệnh hiểm nghèo mới năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới soạn thảoi văn bản tạm ngừng kinh doanh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu tờ khai bảo hiểm y tế cho trẻ sơ sinh mới năm 2023
- Mức hưởng bảo hiểm y tế của người khuyết tật thế nào?
- Mua bảo hiểm thai sản khi đã có thai được hay không?
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng được cấp bảo hiểm y tế
Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
“3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ vào Khoản 2 và Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;….“
Như vậy, theo quy định trên nhóm được ngân sách nhà nước đóng; hay nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng không có đối tượng người bị bệnh hiểm nghèo. Dẫn chiếu đến trường hợp bạn mắc bệnh hiểm nghèo thì sẽ không được cấp thẻ BHYT miễn phí. Nếu gia đình bạn khó khăn bạn có thể làm đơn để xin xét duyệt hộ nghèo hoặc đối tượng hưởng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP.