Thuế trực thu là thuật ngữ không còn xa lạ đối với người dân hiện nay. Khác so với thuế gián thu, đây là loại thuế đánh trực tiếp vào các khoản thu nhập chịu thuế của các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, những thắc mắc của người dân liên quan đến loại thuế này vẫn còn rất nhiều, đặc biệt là các vấn đề xác định đâu là loại thuế trực thu, đâu là loại thuế gián thu. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện nay, Thuế di sản là thuế trực thu hay gián thu? Thuế trực thu bao gồm những loại thuế nào? Cách tính thuế di sản khi nhận thừa kế ra sao? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thuế trực thu là loại thuế gì?
Thuật ngữ thuế trực thu và thuế gián thu được sử dụng rất phổ biến, nhất là trong nghiên cứu, giảng dạy. Mặc dù phổ biến như vậy nhưng các văn bản pháp luật về thuế không giải thích thế nào là thuế trực thu hay thuế gián thu.
Thuế trực thu, thuế gián thu không phải là tên một loại sắc thuế cụ thể như thuế giá trị gia tăng hay thuế thu nhập cá nhân. Thay vào đó, thuế trực thu, thuế gián thu là cách phân loại thuế theo nhóm nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người chịu thuế.
Căn cứ mối quan hệ đó có thể hiểu như sau:
Thuế trực thu là loại thuế mà người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Nói cách khác, người nộp thuế và người chịu thuế là một (người nộp thuế không thể chuyển nghĩa vụ thuế cho các đối tượng khác).
Đặc điểm của thuế trực thu
Để có thể nhận diện được được sắc thuế cũng như phân biệt đối với các loại thuế thuộc thuế gián thu, thuế trực thu cần phải có những đặc điểm nhận diện sau:
- Người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Đây là đặc điểm được xác định dựa trên định nghĩa của thuế trực thu.
- Thông thường, thuế trực thu sẽ đánh vào thu nhập, tài sản của người nộp thuế.
- Đảm bảo được tính công bằng, điều tiết thu nhập thặng dư của người nộp thuế.
- Thuế trực thu thường gây ra phản ứng về thuế do không có sự chuyển dịch về thuế. Nhất là đối với thuế thu nhập cá nhân, số tiền thuế trực thu phải nộp sẽ phụ thuộc vào biểu thuế lũy tiến của đối tượng cần nộp thuế.
Thuế trực thu bao gồm những loại thuế nào?
Thuế trực thu gồm một số loại thuế nhưng phổ biến nhất là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể:
(1) Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công hoặc các khoản thu nhập khác phải nộp cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với người nộp thuế khi có thu nhập chịu thuế từ các nguồn thu sau:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công, các khoản thu khác có tính chất như tiền lương, tiền công (đối với cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng; khoản thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
- Thu nhập từ kinh doanh (hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng).
- Thu nhập từ đầu tư vốn.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
- Thu nhập từ trúng thưởng.
- Thu nhập từ bản quyền.
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
- Thu nhập khi nhận thừa kế.
- Thu nhập từ nhận quà tặng.
(2) Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, được tính trên cơ sở thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế và thuế suất.
Để xác định được số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì người nộp thuế phải xác định được thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất.
Muốn xác định được thu nhập tính thuế cần phải xác định được doanh thu, chi phí được trừ, các khoản thu nhập khác (nếu có), thu nhập được miễn thuế (nếu có), các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định (nếu có), phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có)
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thường là 20%, trừ một số ngành, một số khu vực được áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc một số áp dụng thuế suất rất cao như hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguyên quý hiếm đối với các mỏ bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm,…
Thuế di sản là thuế trực thu hay gián thu?
Di sản chịu thuế trong tiếng Anh là Taxable Estate. Di sản chịu thuế là tổng giá trị tài sản của người đã chết phải chịu thuế.
Các tài sản ròng phải chịu thuế bằng tổng tài sản trừ đi các khoản nợ và trừ đi phần tài sản được khấu trừ thuế theo quy định mà người chết để lại.
Di sản chịu thuế là một thuật ngữ được dùng để chỉ những tài sản của một người đã qua đời để lại phải chịu thuế
Có thể hiểu di sản chịu thuế là tổng giá trị tài sản của một người đã qua đời phải chịu thuế. Tài sản ròng chịu thuế bằng tổng tài sản của một người trừ đi các khoản nợ phải trả và trừ đi phần tài sản được khấu trừ thuế theo quy định do người chết để lại vượt qua một số ngưỡng tối thiểu, trong trường hợp sau khi khấu trừ các khoản mà kết quả thấp dưới ngưỡng tối thiểu này thì không bị đánh thuế di sản.
Thuế bất động sản là một loại thuế đánh vào quyền chuyển nhượng tài sản của người để lại di sản sau khi người này mất.
Theo khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC), các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ nhận thừa kế (khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế), cụ thể như sau:
- Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
- Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh; vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân; vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân;
- Đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này;
- Đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.
Như vậy, có thể thấy, thuế di sản là thuế trực thu đánh trực tiếp vào khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Cách tính thuế di sản khi nhận thừa kế
Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi hưởng di sản thừa kế theo di chúc:
Khi hưởng di sản thừa kế theo di chúc mà không thuộc trường hợp được miễn Thuế thu nhập cá nhân thì người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Theo đó, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi nhận thừa kế bất động sản được xác định theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Giá trị bất động sản nhận được
Lưu ý: Chỉ những bất động sản có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng mới phải nộp thuế.
Cách tính thuế lệ phí trước bạ phải nộp khi hưởng di sản thừa kế:
Khi không thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ nộp lệ phí trước bạ thì người nhận thừa kế khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở phải nộp lệ phí trước bạ theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = 0.5% x Giá trị bất động sản nhận được
Trong đó, giá trị bất động sản nhận được sẽ được tính căn cứ theo giá của Nhà nước, cụ thể:
- Đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì căn cứ vào giá đất tại bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
- Đối với di sản thừa kế là nhà ở thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ do các tỉnh, thành quy định (phải xem tại văn bản của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thuế di sản là thuế trực thu hay gián thu?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về hồ sơ chuyển đảng chính thức. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Thuế môn bài hay còn gọi là lệ phí môn bài được xác định là loại thuế thuộc thuế trực thu do cá nhân, tổ chức kinh tế thực hiện nghĩa vụ đóng lệ phí hàng năm dựa trên vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ.
Thuế trực thu không chỉ có ý nghĩa là tăng nguồn thu ngân sách dự trữ của Nhà nước mà còn có ý nghĩa cân bằng, điều tiết thu nhập của xã hội. Nói cách khác, cá nhân có thu nhập càng cao thì có nghĩa vụ đóng thuế càng lớn. Việc đóng số thuế lớn sẽ gây ra khoảng cách phân biệt giàu nghèo trong xã hội nhất là các nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ như Việt Nam.
Thuế trực thu được hiểu là loại thuế đánh vào thu nhập, lợi nhuận của cá nhân, tổ chức có doanh thu từ hoạt động kinh doanh, do đó thu nhập càng cao thì mức thuế đóng sẽ càng lớn.