Xã hội đang ngày càng phát triển nhanh, điều kiện sống cả con người được cải thiện, nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều cuộc đời của những con người khác còn rất khó khăn, khổ cực như: trẻ em mồ côi, người già neo đơn, không nơi nương tựa, trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo, người cao tuổi, trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh… Với những con người như vậy, pháp luật đều có quy định hỗ trợ, giúp cho những con người đó có thể tiếp tục cuộc sống bình thường. Những chế độ có thể được gọi chung là bảo trợ xã hội. Bảo trợ xã hội là phần thiết yếu, rất quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội. Mục đích của nó là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các rủi ro có thể xảy ra cùng với các chế độ trong bảo hiểm xã hội. Vậy quy định mới về bảo trợ xã hội như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sau đây thực sự sẽ hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
Bảo trợ xã hội là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt cụm từ “Bảo trợ” có nghĩa là giúp đỡ cho tổ chức hoặc cá nhân có khó khăn về vật chất trong cuộc sống. Còn cụm từ “Trợ giúp” có nghĩa giúp đỡ về vật chất cho đỡ khó khăn, thiếu thốn. Hai thuật ngữ “bảo trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội” có nghĩa gần tương đồng nhau tuy nhiên trong các văn bản, sách báo và giáo trình hiện nay phần lớn sử dụng thuật ngữ “trợ giúp xã hội”. Các văn bản pháp luật về bảo trợ xã hội hiện hành sử dụng cụm từ “trợ giúp xã hội thường xuyên” thay cho “bảo trợ xã hội thường xuyên” hay “cứu tế xã hội thường xuyên”.
Theo khái niệm của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF): Bảo trợ xã hội bao gồm một loạt các chính sách và chương trình cần thiết để giảm hậu quả trong cuộc sống nghèo đói và khó khăn của người dân, hay những thiếu thốn không những về vật chất mà còn là tinh thần. Các chương trình hay được tổ chức như: chuyển tiền mặt hỗ trợ cho trẻ em khó khăn, giúp phát triển kỹ năng sống và hơn thế nữa giúp kết nối các gia đình với chăm sóc sức khỏe, thực phẩm bổ dưỡng và giáo dục chất lượng để cung cấp cho tất cả trẻ em, bất kể chúng sinh ra trong hoàn cảnh nào, một cơ hội công bằng trong cuộc sống.
Ở tại Việt Nam bảo trợ xã hội có thể hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạn, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
Đối tượng hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng
Căn cứ theo quy định tại Văn bản hợp nhất 762/VBHN-BLĐTBXH năm 2019 hợp nhất Nghị định quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định như sau:
– Cụ thể về những đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, căn cứ tại Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội bao gồm:
+ Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng
+ Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.
+ Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
+ Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
+ Người cao tuổi thuộc một trong những trường hợp sau: Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng; Người từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
+ Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Mức hưởng bảo trợ xã hội hàng tháng
Những người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay còn gọi là bảo trợ xã hội được quy định ở trên được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng 270.000 đồng nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
+ Hệ số 2,5 tương ứng bằng 675.000 đồng đối với đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng dưới 04 tuổi;
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng từ 04 tuổi trở lên;
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP này mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất;
+ Hệ số 2,5 tương ứng bằng 675.000 đồng đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này dưới 04 tuổi;
+ Hệ số 2,0 tương ứng bằng 540.000 đồng đối với đối tượng trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi.
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác từ 16 tuổi trở lên;
+ Hệ số 1,0 tương ứng bằng 270.000 đồng đối với đối tượng Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất;
+ Hệ số 2,0 tương ứng bằng 540.000 đồng đối với đối tượng Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất từ 02 con trở lên;
+ Hệ số 1,5 tương ứng bằng 405.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
+ Hệ số 2,0 tương ứng bằng 540.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng từ đủ 80 tuổi trở lên;
+ Hệ số 1,0 tương ứng bằng 270.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Hệ số 3,0 tương ứng bằng 810.000 đồng đối với đối tượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng;
+ Hệ số đối với đối tượng là trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật thực hiện theo quy định tại Điều 16, 17, 18 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
Người thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hoặc người thân của những người này khi xác định mình thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội có thể lên trực tiếp tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận/ huyện nơi mình thường trú để hỏi về những thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị để nộp hồ sơ lên chính cơ quan này xin hưởng chế độ bảo trợ xã hội. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 140/2018/NĐ-CP:
+ Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d và 1đ Phụ lục IV ban hành kèm Nghị định 140/2018/NĐ-CP.
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật theo Mẫu số 2a Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội có xác nhận đủ điều kiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 2b Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP;Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 140/2018/NĐ-CP.
Ngoài ra, còn có thể phải cung cấp thêm giấy tờ nhân thân, hay những giấy xác nhận về tình trạng sức khỏe hoặc giấy giám định tỷ lệ thương tật (nếu được yêu cầu).
Ý nghĩa của chế độ bảo trợ xã hội
Ngay từ khi ra đời cho đến nay, an sinh xã hội nói chung và bảo trợ xã hội nói riêng đã được đón nhận như một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận “người yếu thế”. Là sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, bảo trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật.
Bảo trợ xã hội là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội, điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhóm đối tượng có vị thế bất lợi, thiệt thòi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và không đủ khả năng tụ lo liệu. Ý nghĩa pháp luật của bảo trợ xã hội xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Mỗi người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được thương yêu, đùm bọc, bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi sự sống bị đe dọa.
Quy định mới về bảo trợ xã hội
Thêm đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ 01/7/2021
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
– Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, như: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật…
– Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn băng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
– Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
– Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
– Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
– Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Như vậy, thêm các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, bao gồm:
– Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ĐBKK;
– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng tại khoản 1, 3, 6 Điều 5 Nghị định 20/2021 đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ĐBKK;
– Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng từ 01/7/2021
Nghị định quy định điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng (mức hiện hành là 270.000 đồng/tháng).
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Tùy thuộc điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
– Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
– Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
Những trường hợp được trợ giúp xã hội khẩn cấp
Tại Chương III Nghị định, những trường hợp được trợ giúp xã hội khẩn cấp bao gồm:
– Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia.
– Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.
– Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 3, 6 triệu đồng.
– Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 18 triệu đồng.
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40 triệu đồng/hộ.
– Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30 triệu đồng/hộ.
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20 triệu đồng/hộ.
– Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 20.
– Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định mới về bảo trợ xã hội” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý vấn đề lệ phí ly hôn thuận tình. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
– Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
– Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
– Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
– Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
– Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
– Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
– Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
– Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
Tùy thuộc điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
– Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
– Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.