Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật về thủ tục thành lập công ty bảo hiểm, tôi có thắc mắc rằng pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào? Trong trường hợp tôi muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Mong luật sư hỗ trợ, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022
Doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền gì?
Cụ thể tại khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền sau đây:
– Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
– Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022
– Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
– Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ gì?
Doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, cụ thể như sau:
– Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
– Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
– Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm
Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:
* Đối với tổ chức nước ngoài:
– Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;
– Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;
– Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
* Đối với tổ chức Việt Nam:
Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
(Khoản 1 Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP)
Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến thành lập phải đáp ứng điều kiện: Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập.
Các nguyên tắc đảm nhiệm chức vụ quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 6 Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022:
– Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm không được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm khác hoạt động trong cùng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hoặc tái bảo hiểm tại Việt Nam.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam không được đồng thời làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm khác hoạt động trong cùng lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe hoặc tái bảo hiểm tại Việt Nam.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Trưởng Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được kiêm nhiệm tối đa Giám đốc của 01 chi nhánh hoặc Trưởng 01 văn phòng đại diện hoặc Trưởng 01 bộ phận nghiệp vụ của cùng một doanh nghiệp bảo hiểm.
– Kế toán trưởng, Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam không được kiêm nhiệm bất kỳ chức danh nào tại cùng tổ chức; không được đồng thời làm việc tại doanh nghiệp bảo hiểm khác hoạt động tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về thành lập công ty Hà Nội, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- NĂM 2023, HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM VÔ HIỆU KHI NÀO?
- CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM MỚI NĂM 2023
- ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ, HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM SỨC KHỎE LÀ GÌ?
Câu hỏi thường gặp:
Theo khoản 1 Điều 80 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, người quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các chức danh sau đây:
– Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật;
– Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện, các trưởng bộ phận nghiệp vụ và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ công ty.
Những người quản lý doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung được quy định tại Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, cụ thể như sau:
– Có quyền quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
– Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm;
– Không bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật tại thời điểm được bầu, bổ nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm có tất cả 03 loại, bao gồm:
– Hợp đồng bảo hiểm con người;
– Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
– Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.