Hiện nay với nhu cầu sản xuất, kinh doanh ngày càng nhiều để thuận tiện trong việc quản lý an ninh trật tự, pháp luật đã quy định trong những ngành nghề kinh doanh nhất định thì cá nhân, tổ chức sẽ buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, đồng thời cũng cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định để được cấp loại giấy chứng nhận này. Vậy cụ thể những ngành nghề nào yêu cầu cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự? Và thủ tục, lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự năm 2023 là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu chi tiết về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Giấy chứng nhận an ninh trật tự là gì?
Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) là văn bản do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở đầu tư kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Các ngành nghề kinh doanh nào yêu cầu phải có Giấy phép về an ninh trật tự?
Theo quy định của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, các ngành nghề kinh doanh yêu cầu cần phải có Giấy phép về an ninh trật tự bao gồm:
- Sản xuất con dấu, gồm: Sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
- Kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ.
- Kinh doanh các loại pháo, gồm: Sản xuất, gia công, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các loại pháo hoa, các loại pháo khác và thuốc pháo theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng pháo.
- Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
- Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người. Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
- Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên của xe cơ giới.
- Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Kinh doanh súng bắn sơn, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán súng bắn sơn, đạn sử dụng cho súng bắn sơn và phụ kiện của súng bắn sơn; sửa chữa súng bắn sơn; cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn.
- Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.
- Kinh doanh casino, gồm: Các loại hình vui chơi có thưởng trong kinh doanh casino.
- Kinh doanh dịch vụ đặt cược, gồm: Các loại hình dịch vụ đặt cược.
- Kinh doanh khí, gồm: Các hoạt động kinh doanh khí được quy định tại Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2016 về kinh doanh khí.
- Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, tái chế, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
- Kinh doanh tiền chất thuốc nổ, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, bảo quản, vận chuyển, tiêu hủy Amoni nitrat hàm lượng cao từ 98,5% trở lên (sau đây viết gọn là tiền chất thuốc nổ).
- Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, gồm: Các hoạt động có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; sử dụng tiền chất thuốc nổ để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
- Kinh doanh dịch vụ nổ mìn, gồm: Các hoạt động cung ứng dịch vụ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thi công công trình, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu hợp pháp.
- Kinh doanh dịch vụ in, gồm: Chế bản in, in, gia công sau in (trừ cơ sở in lưới, photocopy)
- Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động, gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán các thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc.
- Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, gồm: Sử dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật (giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng con người.
- Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.
- Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng…
Hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
Theo đó doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
– Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa.
– Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.
Trình tự xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
Bước 1: Cơ sở kinh doanh nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền
Doanh nghiệp có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
- Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền: Công an quận/huyện; Phòng cảnh sát quản lý trật tự hành chính.
- Gửi qua cơ sở kinh doanh dịch vụ bưu chính;
- Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an. Đối với hình thức này thì khi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, cơ sở kinh doanh phải chuyển bản giấy cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự và nhận kết quả
- Thời hạn hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Không quá 05 ngày làm việc;
- Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải có văn bản trả lời cơ sở kinh doanh và nêu rõ lý do.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự năm 2023
Thông tư số 218/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 23/2019/TT-BTC, Biểu mức thu phí, lệ phí được quy định như sau:
Stt | Danh mục | Đơn vị tính | Mức thu(đồng) |
I | Phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh | Lần | 300.000 |
II | Phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ | Lần | 20.000 |
III | Lệ phí cấp giấy phép quản lý pháo | Giấy | 150.000 |
Mời bạn xem thêm bài viết:
- QUY TRÌNH CẤP GIẤY PHÉP AN NINH TRẬT TỰ THEO QUY ĐỊNH MỚI 2023
- MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH TRẬT TỰ MỚI NĂM 2023
- THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP AN NINH TRẬT TỰ NĂM 2022
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Câu trả lời là KHÔNG. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì một trong những hành vi bị cấm đối với cơ sở kinh doanh có điều kiện là:
Hoạt động kinh doanh khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự không quy định thời hạn sử dụng. Đối với những hoạt động quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì sử dụng được ghi trong giấy chứng nhận.
Theo quy định, khi phát hiện bị mất giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền, nếu không thông báo thì mức phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Sau khi đã thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thì cần làm thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.