Chào Luật sư X, tôi nay 35 tuổi, đang thường thú tại tỉnh Quảng Trị, tôi làm việc cho một nhà máy chế biến hải sản đóng hộp xuất khẩu đã 02 năm, trong quá trình làm việc tôi luôn tuân thủ đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Nay tôi nộp đơn xin nghỉ việc và được chấp thuận nên muốn chốt sổ bảo hiểm xã hội để được hưởng quyền lợi. Tuy nhiên, bên quan lý công ty cứ hẹn dời lại ngày chốt sổ làm tôi rất bức xúc và muốn đi tự chốt sổ cho nhanh. Vậy hiện nay người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Điều 96, khoản 1, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sổ bảo hiểm xã hội như sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Như vậy, có thể hiểu việc chốt sổ BHXH cho người lao động là việc công ty xác nhận lại quá trình tham gia Bảo hiểm xã hội của người lao động với cơ quan BHXH khi người lao động chính thức nghỉ việc tại công ty hoặc công ty ngừng hoạt động.
Theo quy định, đơn vị sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm cho người lao động.
Khi nào phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi người lao động không còn làm việc ở công ty nữa, khi lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động.
Ai là người có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà doanh nghiệp đã giữ lại của người lao động.
Xác nhận sổ BHXH là việc ghi thời gian đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người tham gia.
Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN (kể cả thời gian người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng như nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản; nghỉ việc không hưởng tiền lương; tạm hoãn HĐLĐ).
Đối với doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì doanh nghiệp có trách nhiệm đóng đầy đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định.
Cơ quan BHXH sẽ xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp doanh nghiệp chưa đóng đủ các chế độ cho người lao động thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền doanh nghiệp còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 về vấn đề xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động như sau:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. - Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
…”
Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:
“Điều 32. Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội và cơ quan quản lý đối tượng
- Đơn vị sử dụng lao động
1.2. Kê khai hồ sơ
a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.
…”
Ngoài ra tại Điều 46 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH) quy định như sau:
“Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.
- Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH
…
1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động
…”
Như vậy, việc chốt và trả sổ bảo hiểm là trách nhiệm của công ty đối với người lao động, nên người lao động không thể tự mình đi chốt sổ. Tuy nhiên, duy chỉ có trường hợp công ty phá sản hoặc giải thể thì người lao động có thể mang sổ bảo hiểm đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đặt trụ sở để làm thủ tục chốt.
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội năm 2023
Để chốt sổ bảo hiểm cho người lao động thì đầu tiên cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia Bảo hiểm xã hội khi người lao động nghỉ việc.
Sau khi hoàn tất thủ tục báo giảm người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động sẽ tiến hành thực hiện thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động, cụ thể như sau:
- Trường hợp sổ BHXH chưa được cơ quan BHXH rà soát, in tờ rời đến năm 2016 hoặc sổ BHXH đã được bảo lưu đơn vị trước đó nếu tiếp tục tham gia tại đơn vị sau; doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục báo giảm và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan BHXH với thành phần như sau:
- Sổ BHXH (mẫu sổ cũ) hoặc Tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới);
- Các tờ rời sổ BHXH;
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.
- Trường hợp sổ BHXH đang được cơ quan BHXH rà soát theo phiếu giao nhận hồ sơ 626 hoặc 320 (cũ) thì doanh nghiệp nộp Phiếu yêu cầu xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN cho người lao động đến cơ quan BHXH.
Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội có thể nộp trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội, nộp qua đường bưu điện, hoặc nộp trực tuyến qua mạng.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện chốt sổ Bảo hiểm xã hội để người lao động có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội ở đơn vị mới, chậm nhất là đến 30 ngày khi người lao động nghỉ việc tại công ty, nếu quá 30 ngày doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của Bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết hồ sơ theo quy định.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm xã hội không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
..”
Theo đó, nếu công ty không chốt và trả sổ cho bạn, bạn có thể khiếu nại đến phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.
Theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:
– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS).
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
– Sổ bảo hiểm xã hội
– Các tờ rời bảo hiểm xã hội.
– Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động; (hoặc giấy tờ khác liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động).
– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng của người lao động(01 bản/người);
Như vậy, hồ sơ chốt sổ BHXH cần có đầy đủ các tờ rời; nếu thiếu sẽ không đủ điều kiện thực hiện. Vì thế, thiếu tờ rời BHXH không chốt sổ BHXH được. Cần đi làm thủ tục xin cấp lại tờ rời trước khi làm thủ tục chốt sổ BHXH.
Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện sẽ in tờ rời sổ bảo hiểm xã hội khi phát sinh trường hợp:- Xác nhận sổ BHXH cho người lao động khi dừng đóng bảo hiểm xã hội, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội.
– Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến thời điểm người tham gia bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.- Xác nhận, xác nhận lại quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người tham gia khi còn thời gian chưa hưởng.
– Xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi có đề nghị của đơn vị hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra.- Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (kể cả các trường hợp đã giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội).
Ngoài ra, sẽ in bìa sổ bảo hiểm xã hội và tờ rời sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người tham gia giải quyết bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.