Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc của sản phẩm hàng hóa được sản xuất từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ nào. Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sẽ mang lại giá trị thương mại cao cho sản phẩm đó. Trước khi nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ, các cá nhân, tổ chức cần nắm rõ những quy định liên quan đến vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định hiện hành, Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bao lâu? Quy trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được thực hiện như thế nào? Lệ phí đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bao nhiêu? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Chỉ dẫn địa lý là gì?
Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, sau đó tiếp tục được sửa đổi bởi Luật 2022 quy định rõ:
- Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể
Theo đó, chỉ dẫn địa lý được hiểu là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Ví dụ: Gốm sứ Bát Tràng, nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch…
Căn cứ Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Và các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm được phép mang chỉ dẫn địa lý để thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Đặc biệt: Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.
Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Hiện nay, để chỉ dẫn địa lý của một sản phẩm được bảo hộ, cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể tại Mục 6 Chương VII Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019. Theo đó, các điều kiện cần đáp ứng là:
Thứ nhất, điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Theo Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 200, 2019, chỉ dẫn sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Thứ hai, danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
- Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.
- Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Thứ ba, điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn
- Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
- Yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác.
- Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.
Những yếu tố này mang lại những đặc điểm riêng có, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tạo ra ưu thế so với các sản phẩm khác trên thị trường.
Như vậy, nếu một sản phẩm đáp ứng đủ các điều kiện về nguồn gốc địa lý, danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính theo quy định của pháp luật và sản phẩm đó không thuộc các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý thì hoàn toàn có quyền đăng ký bảo hộ loại hình này cho sản phẩm của mình.
Ai có quyền đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý?
Theo quy định tại Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Theo Điều 8 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.
Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước Việt Nam. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bao lâu?
Thời hạn bảo hộ của chỉ dẫn địa lý là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, thời hạn bảo hộ của chỉ dẫn được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019.
Cụ thể, Khoản 7 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ quy định về hiệu lực về văn bằng bảo hộ như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.”
Như vậy, thời hạn bảo hộ được xác định là vô hạn, kể từ ngày được cấp chứng nhận bảo hộ. Thông tin về thời gian cấp trên giấy chứng nhận sẽ là căn cứ để tính ngày phát sinh thời hạn bảo hộ của chỉ dẫn địa lý.
Quy trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Hồ sơ đăng ký: (Điều 100, 106 Luật sở hữu trí tuệ 2005; Khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)
- Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN (02 bản);
- Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );
- Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Nơi nộp hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ (Hà Nội) hoặc Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và TP.HCM.
Phương thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết: (Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, Thông tư 05/2013/TT-BKHCN):
- Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung: không quá 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Cấp văn bằng bảo hộ: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.
- Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 02 tháng kể từ ngày ra quyết định, sau khi người nộp đơn đã nộp phí công bố theo quy định.
Lệ phí đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Căn cứ biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, Lệ phí đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý như sau :
- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng.
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý: 120.000 đồng.
- Phí thẩm định đơn đăng ký: 1.200.000 đồng.
- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng.
- Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
- Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.
Đối tượng nào không được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý?
Điều 80 Luật sở hữu trí tuệ quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
- Tên gọi hay chỉ dẫn không thuộc trường hợp là tên gọi chung của hàng hóa, mang tính phổ biến với người tiêu dùng;
- Chỉ dẫn nước ngoài không được bảo hộ, hoặc bị chấm dứt bảo hộ;
- Chỉ dẫn bị trùng hoặc giống với một nhãn hiệu nào đó đang được bảo hộ hoặc có đơn nộp bảo hộ;
- Chỉ dẫn làm người tiêu dùng nhầm lẫn, hiểu sai về nguồn gốc thực của sản phẩm.
Đây là những trường hợp mà người kinh doanh cần phải lưu ý. Bởi lẽ, những chỉ dẫn thuộc vào các trường hợp trên sẽ khó được cấp chứng nhận bảo hộ theo luật định, đồng thời sẽ không tạo được uy tín cho sản phẩm, nhà sản xuất.
Như vậy, ngoài những đối tượng được Luật quy định không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý thì những đối tượng còn lại hoàn toàn có quyền đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm của mình.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như thủ tục đăng ký thế chấp tàu biển. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, Thông tư 05/2013/TT-BKHCN:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
– Thẩm định nội dung: không quá 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
– Cấp văn bằng bảo hộ: 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí.
– Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu công nghiệp: 02 tháng kể từ ngày ra quyết định, sau khi người nộp đơn đã nộp phí công bố theo quy định.
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tuy được trao quyền quản lý cho tổ chức đại diện quyền lợi nhưng chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý là nhà nước chứ không phải của cá nhân hay tổ chức nào.
Tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005, có quy định:
Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Căn cứ quy định nêu trên thì dù sản phẩm không đạt chất lượng như trước thì chỉ dẫn địa lý cũng sẽ không bị xóa, Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý đã được cấp trước đây cũng không bị thu hồi.