Chào Luật sư X, tôi mới sinh con được 1 tháng và đã thực hiện thủ tục làm khai sinh cho con theo quy định, tuy nhiên mới đây gia đình tôi mới nhận được giấy khai sinh của bé. Trong đó, thông tin của bố bé bị sai năm sinh vì thế gia đình tôi muốn làm lại thông tin khai sinh cho chính xác nhưng không biết phải làm thủ tục như thế nào cho đúng. Vậy thủ tục làm lại giấy khai sinh cho con khi sai năm sinh bố năm 2023 như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Giấy khai sinh là gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014:
- Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
- Khai sinh là khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra; là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân là thực thể của tự nhiên, của xã hội.
- Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Cha, mẹ hoặc người thân thích có nghĩa vụ khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Giấy khai sinh là một chứng thư hộ tịch quan trọng ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên cha, mẹ người được khai sinh nhằm xác định nguồn gốc của một cá nhân cụ thể và để phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác trong những trường hợp cần thiết.
- Nếu trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, thì cá nhân phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cơ sở nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận tình trạng của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cơ sở phải tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đó. Cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng phải khai sinh cho đứa trẻ. Nếu không có bằng chứng chứng tỏ ngày sinh của đứa trẻ đó, thì ngày sinh là ngày phát hiện đứa trẻ. Nơi sinh của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi là nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
Giấy khai sinh bị sai có làm lại được không?
Với mỗi công dân, giấy khai sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên, ngày tháng tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, quan hệ cha mẹ con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc cấp lại Giấy khai sinh chỉ được thực hiện trong trường hợp đã đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
Như vậy, trong trường hợp Giấy khai sinh có sai sót sẽ không được cấp lại mà phải làm thủ tục cải chính Giấy khai sinh theo quy định tại tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Trường hợp nào làm lại giấy khai sinh?
Hiện nay pháp luật không có quy định về vấn đề làm lại giấy khai sinh bản gốc, do đó tùy theo từng trường hợp người bị mất giấy khai sinh có thể xin cấp trích lục giấy khai sinh hoặc đăng ký lại khai sinh.
Trường hợp 1: Trường hợp bị mất giấy khai sinh nhưng vẫn còn thông tin trong sổ hộ tịch
Trong trường hợp này người bị mất bản chính giấy khai sinh cần làm thủ tục xin cấp trích lục đăng ký khai sinh. Hồ sơ xin cấp trích lục gồm:
– Tờ khai cấp bản trích lục hộ tịch;
– Xuất trình một trong các giấy tờ như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay giấy tờ khác có dán ảnh và có thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp và còn giá trị sử dụng.
Cá nhân nộp hồ sơ xin cấp trích lục tại cơ quan nơi trước đây đã thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh.
Khi nhận được hồ sơ cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và cấp trích lục giấy khai sinh có đầy đủ các thông tin như nội dung ghi trong sổ gốc.
Trường hợp 2: Trường hợp cá nhân mất giấy đăng ký khai sinh bản gốc và thông tin về giấy khai sinh đó không còn lưu trong sổ hộ tịch
Cá nhân sẽ nộp hồ sơ tại nơi cư trú hoặc nơi trước đây đã đăng ký khai sinh. Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký trước đây thì công chức hộ tịch sẽ báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nơi trước đây đã đăng ký khai sinh để kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.
Thủ tục làm lại giấy khai sinh cho con khi sai năm sinh bố
Hiện tại việc cá nhân đã được cấp giấy khai sinh mà do người đi đăng ký khai sinh có sai sót hoặc cơ quan đăng ký hộ tịch hiện tại chưa có văn bản nào quy định về việc cấp lại.
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 17 của thông tư số 04/2020/TT-BTP có nêu rõ trường hợp là:
” Điều 17.Cải chính hộ tịch
- Việc cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch; không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.
- Sai sót trong đăng ký hộ tịch là sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch.”
Do đó, trong trường hợp này khi phát hiện có sự sai sót từ chính cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc của người trước đó đi đăng ký khai sinh thì cần phải tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch theo quy định của Điều 28 Luật Hộ tịch 2014:
” Điều 28.Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
- Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
- Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục làm lại giấy khai sinh cho con khi sai năm sinh bố” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tư vấn pháp lý về đổi tên khai sinh Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó. Mọi hồ sơ, giấy tờ cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con như: sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp, sổ bảo hiểm, giấy phép lái xe… đều phải thống nhất với nội dung trong Giấy khai sinh.
Điều này đồng nghĩa với việc Giấy khai sinh là cơ sở dữ liệu thông tin gốc để từ đó các cơ quan nhà nước khác mới đủ điều kiện để xét nhằm cung cấp các giấy tờ nhân thân khác cho mỗi công dân.
Giấy khai sinh có vừa có giá trị pháp lý và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nếu có thay đổi, sai sót cần chỉnh sửa trên giấy khai sinh thì người có quyền yêu cầu thay đổi, cải chính giấy khai sinh có thể yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.
Đứa trẻ sinh ra được xác định là con của người nhờ mang thai hộ. Vì vậy nên trách nhiệm đăng ký khai sinh sẽ thuộc về người vợ hoặc người chồng nhờ mang thai hộ. Điều này được ghi nhận tại Điều 15 của Luật Hộ tịch 2015.
Về cơ bản, thủ tục đăng ký khai sinh cho con đứa con do mang thai hộ cũng giống thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bình thường. Nhưng vì đứa trẻ được sinh ra nhờ mang thai hộ, nên cần lưu ý khi xin cấp giấy chứng sinh.
Tại Luật Cư trú đã giải thích rõ rằng nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp của một người có thể là phương tiện, nhà ở hoặc cũng có thể là địa điểm mà người này được phép sử dụng để cư trú thông qua việc mượn, thuê, ở nhờ… Vì vậy, nơi cư trú của công dân có thể là nơi tạm trú hoặc nơi thường trú.
Mặt khác, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ là UBND nơi cư trú của cha/mẹ. Vì thế, trẻ em được sinh ra hoàn toàn có thể được khai sinh tại nơi tạm trú của cha hoặc mẹ.