Kết hôn là việc nam, nữ xã lập quan hệ hôn nhân với mục đích cung sống lâu dài, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Việc này được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được pháp luật công nhận, nếu việc xác lập quan hệ hôn nhân với mục đích khác, không nhằm mục đích chung sống xây dựng gia đình hạnh phúc hay kết hôn giả tạo… thì quan hệ hôn nhân đó không được nhà nước thừa nhận và không phát sinh quan hệ hôn nhân này. Theo đó nhà nước quy định những trường hợp cấm kết hôn, nghiêm cấm thực hiện kết hôn. Cụ thể nội dung này được quy định ra sao, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu chi tiết tại nội dung bài viết “Nhà nước không bảo vệ quan hệ hôn nhân nào sau đây?” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014
Hôn nhân là gì?
Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày. Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng.
Đặc điểm hôn nhân là gì?
Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, hôn nhân có những đặc điểm sau:
– Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ – là hôn nhân một vợ một chồng. Để đảm bảo nguyên tắ’c hôn nhân một vợ một chồng, Luật Hôn nhân và gia đình quy định: cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc cấm người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, do đó những người cùng giới tính không thể xác lập quan hệ hôn nhân với nhau.
– Hôn nhân là sự liên kết trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ: Hai bên nam nữ có quyền tự mình quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối và cũng không bị cản trở. Sau khi kết hôn, việc duy trì hay chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên sự tự nguyện của mỗi bên vợ, chồng.
– Nam nữ khi tham gia quan hệ hôn nhân được hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật. Trong gia đình, mỗi bên vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt. Ngoài xã hội, với tư cách là công dân, mỗi bên vợ, chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cồng dân đã được Hiến pháp công nhận. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng còn thể hiện trong việc không phân biệt vợ chồng là người Việt Nam háy người nước ngoài, người thuộc dân tộc hoặc tôn giáo nào, quan hệ hôn nhân của họ đều được tôn trọng và bảo vệ (khoản 2 Điều 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13).
– Mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là để cùng nhau chung sống và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Do vậy, nếu nam nữ kết hôn là để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm để chung sống và xây dựng gia đình thì gọi là kết hôn giả tạo. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 cấm kết hôn giả tạo (điểm a, khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13).
– Các bên tham gia quan hệ hôn nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Khi kết hôn, các bên phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Khi chấm dứt hôn nhân (do ly hôn, do vợ hoặc chồng chết, do vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết) phải dựa trên những căn cứ pháp lý được pháp luật quy định.
Điều kiện đăng ký kết hôn
Điều kiện kết hôn là điều kiện do pháp luật quy định mà các bên nam, nữ cần phải có mới có quyền được kết hôn. Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
Nhà nước không bảo vệ quan hệ hôn nhân nào sau đây?
Nhà nước không bảo vệ quan hệ hôn nhân trong những trường hợp sau:
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp:
+ Người đang có vợ hoặc có chồng;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự;
+ Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Giữa những người cùng giới tính.
Nếu hôn nhân có hành vi trái pháp luật thì ai có quyền yêu cầu hủy kết hôn?
Tại Điều 10 luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu hủy hôn nhân trái pháp luật như sau:
“Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”
Hôn nhân trái pháp luật thì được xử lý như thế nào?
Theo Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xử lý hôn nhân trái pháp luật như sau:
“Điều 11. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật
1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Giải quyết tranh chấp tiền lương trong quan hệ lao động 2023
- Xử phạt hành chính đối với hành vi khai thác gỗ trái phép
- Hồ sơ xin cấp giấy phép dịch vụ mạng xã hội năm 2023
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Nhà nước không bảo vệ quan hệ hôn nhân nào sau đây chúng tôi cung cấp dịch vụ kết hôn với người nước ngoài Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Nhà nước không bảo vệ quan hệ hôn nhân nào sau đây?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về thủ tục ngừng kinh doanh nhanh chóng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
+ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.
+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.
Việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng; không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình; con cái; vấn đề duy trì nòi giống và còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.
Xử phạt hành chính: Theo khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
Như vậy với hành vi kết hôn giữa những có họ trong phạm vi ba đời có thể bị phạt tiền với mức cao nhất là 20 triệu đồng.