Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được pháp luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ. Mỗi mặt hàng được bảo hộ, chẳng hạn như kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hoặc sáng chế, được pháp luật quy định một thời hạn bảo hộ khác nhau. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực trong 5 năm kể từ ngày đơn được công nhận là hợp lệ. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu Bằng độc quyền có thể gia hạn Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp để tiếp tục sử dụng. Mong muốn giúp khách hàng tìm hiểu về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp vì vậy Luật sư X đã làm ra bài viết “Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp năm 2023” bạn đọc đón xem nhé!
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
Theo đó, kiểu dáng công nghiệp tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Vì thế việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sản phẩm sẽ giúp bảo vệ cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp trước hành vi sử dụng trái phép từ phía những người khác, đem lại lợi nhuận về kinh tế cho chủ sở từ việc độc quyền khai thác thương mại đối với sản phẩm mang kiểu dáng của mình.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, mỗi bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (KDCN) có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn. Với việc pháp luật cho phép chủ văn bằng có thể gia hạn 2 lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ có hiệu lực tối đa là 15 năm tính từ ngày chủ sở hữu nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Theo đó, gia hạn hiệu lực KDCN là thủ tục nhằm yêu cầu cơ quan nhà nước tiếp tục bảo hộ KDCN mà chủ sở hữu đã đăng ký. Trường hợp kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án thì bằng độc quyền có thể được gia hạn đối với tất cả hoặc một số phương án, trong đó phải bao gồm phương án cơ bản. Việc gia hạn này được thực hiện bằng cách nộp hồ sơ lên Cục Sở hữu trí tuệ theo quy trình mà pháp luật đã quy định.
Tại sao cần gia hạn hiệu lực kiểu dáng công nghiệp?
Kiểu dáng công nghiệp là yếu tố quan trọng để sản phẩm có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Chính vì lẽ đó, để có thể chiếm lĩnh thị trường một cách hợp pháp, việc yêu cầu cơ quan nhà nước bảo hộ cho KDCN để tăng cường ưu thế đóng vai trò khá quan trọng. Bởi lẽ, một khi KDCN đó hết hiệu lực được pháp luật bảo hộ thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn được độc quyền với KDCN đó nữa. Nếu đây vẫn là sản phẩm chủ đạo thì điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh phát triển của chính doanh nghiệp đó.
Do đó, gia hạn hiệu lực KDCN là thủ tục cần thiết thực hiện khi KDCN đó vẫn còn giá trị sử dụng đối với chủ sở hữu. Ngoài ra, nếu chủ sở hữu không còn nhu cầu sử dụng KDCN nữa thì việc gia hạn và chuyển nhượng hoặc cho phép người khác sử dụng sẽ giúp thu về một khoản tiền đáng kể trên cơ sở khả năng thương mại của kiểu dáng công nghiệp đó.
Phải gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp trước bao lâu?
Căn cứ theo điểm 20.4.a, điểm 0.4.b Khoản 20 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm d khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định yêu cầu gia hạn của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp như sau:
Sửa đổi, thay đổi chủ văn bằng, thu hẹp phạm vi bảo hộ, duy trì, gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
20.4 Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
a) Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp không được gia hạn.
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được gia hạn nhiều nhất 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm. Trường hợp kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có nhiều phương án thì Bằng độc quyền có thể được gia hạn đối với tất cả hoặc một số phương án, trong đó phải có phương án cơ bản.
b) Để được gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng tính đến ngày Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ đơn yêu cầu gia hạn và phí thẩm định yêu cầu gia hạn, lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, phí sử dụng văn bằng bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn hiệu lực muộn cho mỗi tháng nộp muộn.
Theo đó, trong thời hạn là 6 tháng trước khi bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hết thời hạn, chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp phải thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu trong thời hạn này mà chủ sở hữu hoặc người đại diện không thực hiện thủ tục thì bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp này sẽ không được bảo hộ khi hết thời hiệu.
Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp năm 2023
Căn cứ theo điểm 20.4 Khoản 20 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm d khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định quy trình, thủ tục gia hạn đăng ký bảo hộ đối với bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, cụ thể các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (mẫu 02-GH/DTVB quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN);
- Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
- Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Bước 2: Nộp hồ sơ gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực kiểu dáng công nghiệp nộp tại trụ sở Cục sở hữu trí tuệ ở Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh
Bước 3: Thẩm định yêu cầu gia hạn: Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn yêu cầu gia hạn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
Bước 4: Quyết định ghi nhận /từ chối ghi nhận gia hạn kiểu dáng công nghiệp:
Nếu đơn yêu cầu gia hạn hợp lệ:
Trường hợp đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ (nếu có yêu cầu), đăng bạ và công bố quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
Nếu đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định hoặc người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng:
Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.
Những khoản phí phải đóng khi gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp?
Theo quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, người nộp đơn phải nộp các khoản phí, lệ phí khi gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp như sau:
- Lệ phí gia hạn hiệu lực bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 100.000 đ/văn bằng;
- Phí đăng bạ Quyết định gia hạn hiệu lực bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 120.000 đ/văn bằng.
- Phí công bố Quyết định gia hạn hiệu lực bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 120.000 đ/đơn yêu cầu;
- Phí thẩm định yêu cầu gia hạn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 160.000 đ/văn bằng;
- Phí sử dụng bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (đối với kiểu dáng công nghiệp cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 700.000 đ/văn bằng;
Lưu ý: Lệ phí gia hạn hiệu lực muộn = Lệ phí gia hạn + 10% phí gia hạn cho mỗi tháng nộp đơn muộn;
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Học văn bằng 2 có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?
- Gian lận để được cấp văn bằng chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng chứng chỉ bị xử lý ra sao?
- Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT công nhận văn bằng do nước ngoài cấp
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp năm 2023” hoặc các dịch vụ khác như là tư vấn pháp lý về Thủ tục giải quyết ly hôn. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới (tính mới so với thế giới) và tính mới so với chính nó. Do vậy, nếu quý khách hàng đã công bố công khai kiểu dáng công nghiệp ra thị trường sau đó mới tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ bị từ chối do mất tính mới bởi chính nó;
Khả năng áp dụng công nghiệp: Tức là kiểu dáng công nghiệp có khả năng sản xuất công nghiệp, hàng loạt.
Kiểu dáng công nghiệp phải có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước đó.
Về cơ bản, thủ tục gia hạn hiệu lực KDCN không quá phức tạp, tuy nhiên khi tự mình thực hiện, chủ sở hữu có thể gặp phải không ít vướng mắc như:
Không chọn đúng mẫu tờ khai gia hạn hiệu lực kiểu dáng công nghiệp;
Không gia hạn kịp trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi hết hạn;
Hồ sơ gia hạn hiệu lực kiểu dáng công nghiệp bị sai sót về thông tin;
Không phản hồi hoặc sửa chữa kịp thời hạn những sai sót mà Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo v.v…