Sau thời gian đại dịch hoành hành vừa qua, nền kinh tế thị trường của mỗi quốc gia đã bị ảnh hưởng ít nhiều khiến cho hàng loạt doanh nghiệp phải cắt giảm nguồn nhân lực để giảm bớt chi phí. Do đó, không ít đoàn viên, người lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và phải đối mặt với nhiều vấn đề về chi phí trang trải cuộc sống. Nhằm hỗ trợ phần nào cho những đối tượng này, Nhà nước đã kịp thời ban hành các chính sách giúp đỡ cho những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều độc giả băn khoăn không biết tờ trình xin hỗ trợ đoàn viên khó khăn hiện nay là mẫu nào? Quy trình hỗ trợ đoàn viên khó khăn được thực hiện ra sao? Đối tượng nào được hỗ trợ đoàn viên khó khăn? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023
Khái niệm đoàn viên
Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiến tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn.
Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.
Đối tượng nào được hỗ trợ đoàn viên khó khăn?
Theo Điều 2 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023, đối tượng nào được hỗ trợ đoàn viên khó khăn gồm:
- Đoàn viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022.
- Các doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn trước ngày 30 tháng 9 năm 2022 bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
- Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Văn phòng, Văn phòng Ủy ban kiểm tra, các ban của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Hồ sơ xin hỗ trợ đoàn viên khó khăn gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 18 Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 hướng dẫn hồ sơ đề nghị hỗ trợ của đoàn viên, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm có:
- Đề nghị hỗ trợ của đoàn viên, người lao động (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng).
- Bản sao một trong các giấy tờ sau:
- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Quyết định thôi việc.
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Bản sao Sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.
- Bản sao các văn bản, phương án, quyết định sắp xếp việc làm, sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động với đoàn viên, người lao động (nếu có).
- Trường hợp người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi thì bổ sung thêm bản sao một trong các giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai.
- Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em.
- Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
- Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu tờ trình xin hỗ trợ đoàn viên khó khăn
Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là Mẫu số 05 ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023. Dưới đây là hình ảnh mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng thất nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(Dành cho đoàn viên, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp)
Kính gửi: Liên đoàn Lao động……………………
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Họ và tên: …………………………………….Ngày, tháng, năm sinh: ……./ …../……….
2. Dân tộc: ……………………………………………………… Giới tính: ………………………..
3. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số: …………………………………
Ngày cấp: ……/……../………. Nơi cấp: …………………………………………………………………..
4. Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………………
Nơi thường trú: …………………………………………………………………………………………………..
Nơi tạm trú: ………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………………..
5. Số sổ bảo hiểm xã hội: ……………………………………………………………………………………..
6. Tôi là đoàn viên công đoàn2 □
Ngày …./…./….. Tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động với (tên, địa chỉ đơn vị sử dụng lao động) ……………………………… Lý do chấm dứt hợp đồng lao động: ……………………………….
Hiện tôi muốn hưởng hỗ trợ từ chính sách này của tổ chức Công đoàn.
II. THÔNG TIN ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG ĐANG MANG THAI HOẶC ĐANG NUÔI CON DƯỚI 06 TUỔI
1. Thông tin đối với lao động đang mang thai (nếu có)
Thai kỳ tháng thứ: ………..
2. Thông tin đối với lao động đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi (Nếu vợ hoặc chồng đã được hưởng chính sách hỗ trợ này thì không khai thông tin bên dưới)
2.1. Họ và tên chồng/vợ …………………..………..; ngày, tháng, năm sinh: …../…./……
Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu số: …………………………….
Ngày cấp: …../……./…….; nơi cấp: ………………………………….……………………….
2.2. Họ và tên con: …………………………..…….; ngày, tháng, năm sinh: …../…./…….
Họ và tên con: …………………………………….; ngày, tháng, năm sinh: …../……/…….
Nếu được hỗ trợ, đề nghị chuyển tiền qua hình thức:
□ Tài khoản (Tên tài khoản: ……………..….. Số tài khoản: ………..…… Ngân hàng:…)
□ Bưu điện (Theo địa chỉ nơi muốn nhận):
□ Nhận trực tiếp tại Liên đoàn Lao động….
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
….., ngày …. tháng …. năm …..
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Tải về Mẫu tờ trình xin hỗ trợ đoàn viên khó khăn
Bạn có thể tham khảo và Tải về Mẫu tờ trình xin hỗ trợ đoàn viên khó khăn tại đây:
Cách soạn thảo Mẫu tờ trình xin hỗ trợ đoàn viên khó khăn
Khi cần xin hỗ trợ kinh phí cho quỹ công đoàn, công đoàn cơ sở cần làm tờ trình có đầy đủ thông tin như sau:
- Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
- Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
- Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
- Chủ thể viết Tờ trình xin hỗ trợ đoàn viên khó khăn là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
- Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
- Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
- Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
- Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;
Quy trình hỗ trợ đoàn viên khó khăn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng ban hành kèm theo Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợđoàn viên, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Đoàn viên, người lao động có nhu cầu hưởng hỗ trợ gửi hồ sơ đến công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc Công đoàn cấp tỉnh nơi đoàn viên, người lao động cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc nơi đoàn viên, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
- Công đoàn nơi tiếp nhận hồ sơ của đoàn viên, người lao động kiểm tra, hướng dẫn đoàn viên, người lao động nộp hồ sơ theo Điều 18 Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng; lập biên bản nhận hồ sơ của đoàn viên, người lao động.
- Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
- Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của đoàn viên, người lao động, công đoàn tiếp nhận hồ sơ gửi hồ sơ tới Công đoàn cấp tỉnh nơi đoàn viên, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của đoàn viên, người lao động, Công đoàn cấp tỉnh nơi đoàn viên, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thu thập các văn bản, tài liệu cần thiết liên quan đến đoàn viên, người lao động (nếu có thể), thẩm định (hoặc chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện) và ban hành quyết định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ.
- Chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động chuyển kinh phí hỗ trợ hoặc trực tiếp chuyển kinh phí hỗ trợ tới đoàn viên, người lao động trong 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt.
- Trường hợp không phê duyệt, Công đoàn cấp tỉnh nơi đoàn viên, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do với đoàn viên, người lao động.
- Trong 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động, công đoàn chi hỗ trợ lập danh sách ký nhận hỗ trợ của đoàn viên, người lao động hoặc tập hợp chứng từ chứng minh đã chuyển tiền hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động (trường hợp đoàn viên, người lao động không trực tiếp nhận tiền mặt) và lưu theo quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tờ trình xin hỗ trợ đoàn viên khó khăn” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo đơn xin ly hôn thuận tình. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tiểu mục 1 Mục IV Kế hoạch 266/KH-TLĐ năm 2022 có đề cập về nguồn lực thực hiện chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động là:
– Các cấp công đoàn tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, địa phương, ngành…. để phục vụ các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
– Công đoàn cơ sở cân đối nguồn thu, chi thường xuyên trong năm, kinh phí dự phòng đã được duyệt và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên của đơn vị để đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên,người lao động.
– Công đoàn cấp trên cơ sở cân đối nguồn thu, chi thường xuyên trong năm, kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có hoặc nguồn được cấp hỗ trợ từ cấp trên để thực hiện chăm lo cho đoàn viên, người lao động tại công đoàn cơ sở theo số lượng phân bổ.
Mức hỗ trợ cho đoàn viên bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc:
a) Người lao động là đoàn viên; người lao động không là đoàn viên nhưng là nữ từ đủ 35 tuổi trở lên, là nữ đang mang thai, người lao động đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi (chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha hoặc người chăm sóc thay thế trẻ em): 1.000.000 đồng/người.
b) Người lao động không là đoàn viên: 700.000 đồng/người.
Phương thức chi trả: Trả 01 lần, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Kinh phí thực hiện hỗ trợ đoàn viên, người lao động được chi từ nguồn tài chính của công đoàn cấp trên cơ sở như sau:
1. Giao công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện chi từ nguồn kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có; trường hợp công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không cân đối được nguồn thì Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện cấp bù cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
2. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có số dư quỹ hoạt động thường xuyên tại cấp 2 và cấp 3 đến thời điểm chi hỗ trợ dưới 15 tỷ đồng, báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét hỗ trợ.