Thông thường, các bên thương nhân sẽ thỏa thuận với nhau và ghi nhận các điều khoản trong hợp đồng trước khi tiến hành giao dịch cung ứng hàng hóa dịch vụ. Nhằm đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ giữa các bên, nội dung trong hợp đồng sẽ có các điều khoản ghi nhận các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng chẳng hạn như đặt cọc, ký quỹ, tín chấp,… Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng thương mại gồm những biện pháp nào? Có bắt buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thương mại không? Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thương mại bao gồm những loại tài sản nào? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là bảo đảm thực hiện hợp đồng?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 có quy định về khái niệm Bảo đảm thực hiện hợp đồng như sau: Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà đầu tư.”
Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.
Bên cạnh đó, nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực (theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 66 Luật Đấu thầu 2013) như sau:
“Điều 66. Bảo đảm thực hiện hợp đồng
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với nhà thầu được lựa chọn, trừ nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, nhà thầu được lựa chọn theo hình thức tự thực hiện và tham gia thực hiện của cộng đồng.
- Nhà thầu được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.”
Có bắt buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thương mại không?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật đấu thầu năm 2013 và các văn bản pháp luật liên quan thì đối với hợp đồng dịch vụ thông thường, có nghĩa là không qua hình thức đấu thầu, không theo kế hoạch chọn nhà thầu có kết quả đấu thầu thì không cần thực hiện biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, hai bên cũng có thể tự thỏa thuận các biện pháp để đảm bảo thực hiện hợp đồng, nội dung này phụ thuộc ý chí thỏa thuận giữa hai bên.
Vì vậy, không bắt buộc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng mà chỉ trong một số trường hợp mới bắt buộc thực hiện việc bảo đảm thực hiện hợp đồng trong đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 quy định.
Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng thương mại
Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng thương mại bao gồm:
1. Cầm cố tài sản là việc một bên (gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Biện pháp này đòi hỏi phải chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố trong thời hạn ghi tại hợp đồng cầm cố. Do phải chuyển giao tài sản nên đối tượng của các biện pháp cầm cố thường là những tài sản hữu hình, pháp luật không có quy định cấm các bên cầm cố tài sản vô hình nhưng trên thực tế, việc sử dụng những tài sản này trong các biện pháp bảo đảm sẽ thông qua việc dịch chuyển giấy chứng nhận quyền sở hữu, mà hoạt động này có những dấu hiệu trùng với biện pháp thế chấp.
2. Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thay thế phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Khi áp dụng biện pháp này, bên nhận thế chấp không có nghĩa vụ giữ gìn và bảo quản tài sản. Đồng thời, bên thế chấp vẫn tiếp tục sử dụng, khai thác công dụng, thu lợi nhuận từ tài sản thế chấp. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc bảo toàn giá trị của tài sản thế chấp, trong thời hạn thế chấp, bên nhận thế chấp có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản của bên thế chấp.
3. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Biện pháp đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng, cũng có thể mang cả hai mục đích đó, tùy thuộc vào thời đểm xác lập thỏa thuận đặt cọc.
4. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Mặc dù pháp luật quy định giá trị tài sản ký cược hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên những thông thường giá trị của tài sản ký cược phải tương đương với giá trị tài sản thuê vì đã bao gồm cả giá trị tài sản thuê và khoản tiền thuê để bồi thường cho bên cho thuê nếu bên thuê không trả lại tài sản thuế.
5. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong quan hệ ký quỹ, ngoài các chủ thể ban đầu còn xuất hiện bên thứ ba là các tổ chức tín dụng. Tài khoản ký quỹ sẽ bị phong tỏa trong thời hạn ký quỹ. Bên có nghĩa vụ dù là chủ sở hữu nhưng sẽ không được tiến hành bất kỳ giao dịch rút tiền nào từ tài khoản bởi số tài sản đã được xác định là để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.
6. Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực.
7. Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm mới được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự. Theo đó bên bán có thể bảo lưu quyền sở hữu đối với hàng hóa là đối tượng hợp đồng mua bán cho đến khi bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại hàng hóa và bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi giá trị hao mòn của hàng hóa trong quá trình sử dụng.
8. Tín chấp là việc Tổ chức chính trị – xã hội được pháp luật cho phép bảo đảm (bằng tín chấp) cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.
9. Cầm giữ tài sản là “việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Xuất phát từ bản chất nhằm bảo đảm nghĩa vụ thanh toán của một bên, do đó, Bộ luật Dân sự 2015 chính thức ghi nhận cầm giữ tài sản với tư cách là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Sự xuất hiện của biện pháp cầm giữ không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thương mại.
Nếu hợp đồng thương mại là hợp đồng song vụ, đối tượng của hợp đồng là hàng hóa, thì khi một bên vi phạm nghĩa vụ (thường là nghĩa vụ trả tiền) thì bên có quyền được quyền giữ lại hàng hóa thuộc sở hữu của bên vi phạm nghĩa vụ cho đến khi bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ đối với bên cầm giữ. Khi hàng hóa là đối tượng của biện pháp cầm giữ bị chủ thể thứ ba xâm phạm, bên cầm giữ được thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền cầm giữ của mình như: kiện yêu cầu trả lại hàng hóa; kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại…
Bảng so sánh các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng thương mại
TT | Biện pháp bảo đảm | Nghĩa vụ bảo đảm | Tài sản bảo đảm | Quản lý tài sản | Ghi chú |
1 | Cầm cố tài sản | Thực hiện nghĩa vụ | Động sản, bất động sản | Giao tài sản | |
2 | Thế chấp tài sản | Thực hiện nghĩa vụ | Động sản, bất động sản | Không giao tài sản | |
3 | Đặt cọc | Giao kết hoặc thực hiện hợp đồng | Tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác | Giao tài sản | Bên vi phạm bị phạt cọc |
4 | Ký cược | Trả lại tài sản thuê là động sản | Tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác | Giao tài sản | Bên thuê mất cược nếu không trả lại tài sản thuê |
5 | Ký quỹ | Thực hiện nghĩa vụ | Tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tồ có giá | Gửi vào tổ chức tín dụng | Gồm ba bên |
6 | Bảo lưu quyền sở hữu | Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán | Tài sản là đối tượng hợp đồng mua bán | Bên bán bảo lưu quyền sở hữu | Bằng văn bản |
7 | Bảo lãnh | Cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ | Bằng hoặc không bằng tài sản | Phụ thuộc vào biện pháp kèm theo | Gồm ba bên |
8 | Tín chấp | Cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay tiền tại tổ chức tín dụng | Không bằng tài sản | Khôngbàn giao | Gồm ba bên |
9 | Cầm giữ tài sản | Thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ | Tài sản đang cầm giữ | Bên có quyền cầm giữ tài sản | Không do thỏa thuận |
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thương mại bao gồm những loại tài sản nào?
Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thương mại bao gồm:
Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
- Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật thương mại đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng thương mại”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trích lục khai tử bản chính. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Đây là biện pháp bảo đảm mới được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự. Theo đó bên bán có thể bảo lưu quyền sở hữu đối với hàng hóa là đối tượng hợp đồng mua bán cho đến khi bên mua thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán. Trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại hàng hóa và bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi giá trị hao mòn của hàng hóa trong quá trình sử dụng.
Như vậy, xét từ bản chất, bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gắn với hợp đồng mua bán hàng hóa theo hình thức mua chậm hoặc trả dần.
Ký cược trong Bộ luật Dân sự 2015 được quy định tại khoản 1 Điều 329 là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuế”
Theo quy định trên, ký cược chỉ áp dụng đối với hợp đồng thuê tài sản là động sản và có sự chuyển giao tài sản từ bên thuê sang bên cho thuê. Tài sản ký cược cũng như đặt cọc, bị giới hạn gồm những tài sản mang tính thanh khoản cao như tiến, kim khí quý, đá quý, các tài sản có giá trị khác. Mặc dù pháp luật quy định giá trị tài sản ký cược hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên những thông thường giá trị của tài sản ký cược phải tương đương với giá trị tài sản thuê vì đã bao gồm cả giá trị tài sản thuê và khoản tiền thuê để bồi thường cho bên cho thuê nếu bên thuê không trả lại tài sản thuế.
Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp bảo đảm. Trường hợp nghĩa vụ này bị vi phạm mà bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không có thỏa thuận về việc lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm thì bên nhận bảo đảm lựa chọn biện pháp bảo đảm để áp dụng hoặc áp dụng tất cả các biện pháp bảo đảm.