Ngày nay, việc mua được một chiếc xe ô tô đã không còn trở nên quá khó khăn và xa xỉ. Bởi mức giá xe ô tô hiện tại khá vừa túi tiền với đại đa số người dân. Nhiều người có nhu cầu học lái xe ô tô hơn. Do đó, các trung tâm đào tạo lái xe cũng “mọc lên như nấm sau mưa”. Vậy thủ tục thành lập trung tâm đào tạo lái xe ô tô như thế nào? Luật sư X nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư, hiện tại tôi đang có thắc mắc sau. Tôi có dự định thành lập một trung tâm đào tạo lái xe ô tô ở quận Hải Phòng. Cho tôi hỏi thủ tục thành lập trung tâm đào tạo lái xe ô tô như thế nào? Tôi phải xin những loại giấy phép gì? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đầu tiên, nếu muốn thành lập trung tâm đào tạo lái xe ô tô, bạn cần phải thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; thành lập công ty hợp danh hoặc thành lập công ty cổ phần)
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức.
Hồ sơ xin cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô
Để trung tâm có thể đi vào hoạt động thì cần phải có Giấy phép đào tạo lái xe ô tô. Để xin được loại giấy phép này, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Văn bản kèm báo cáo đề nghị cấp giấy phép đào tạo lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X kèm theo Nghị định này.
- Quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
- Giấy đăng ký xe (bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Mời bạn xem thêm: Xin giấy phép thành lập trung tâm giảng dạy kỹ năng mềm
Thủ tục, trình tự thực hiện
Để thành lập trung tâm, bạn cần tiến hành hai loại thủ tục. Thứ nhất là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tiếp đó là thủ tục xin cấp Giấy phép đào tạo lái xe ô tô.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Bạn nộp một bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh; thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi trung tâm bạn dự định đặt trụ sở.
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật thì sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh.
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Bước 3: Khắc dấu và sử dụng mẫu dấu doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ việc thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp ủy quyền cho Luật sư X; hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan khắc dấu để khắc dấu pháp nhân cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền quyết định về việc sử dụng hoặc không sử dụng con dấu.
Mời bạn đọc tham khảo: Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Thủ tục xin cấp Giấy phép đào tạo lái xe ô tô
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi đảm bảo tất cả điều kiện thành lập trung tâm đào tạo lái xe ô tô, bạn nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô. Có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận giải quyết hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa đủ theo quy định; trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo; lập biên bản; cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đủ điều kiện.
Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện thủ tục cấp Giấy phép đào tạo lái xe ô tô, người thực hiện thủ tục không phải nộp lệ phí.
Câu trả lời là có. Giấy phép đào tạo lái xe ô tô được cấp lại trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung khác.
• Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo thuộc cơ quan Trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao.
• Sở Giao thông vận tải cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô cho cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 37 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
“Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.0000.0000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi tổ chức tuyển sinh, đào tạo lái xe mà không có Giấy phép đào tạo lái xe.”
Như vậy, nếu tổ chức đào tạo lái xe ô tô mà không có Giấy phép đào tạo lái xe ô tô thì trung tâm có thể bị phạt tiền từ 12 đến 16 triệu đồng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thủ tục thành lập trung tâm đào tạo lái xe ô tô. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102