Ngày nay, các giao dịch tín dụng được thực hiện thường xuyên và phổ biến không chỉ giữa các cá nhân với nhau mà còn giữa các ngân hàng và các công ty tài chính. Mặc dù theo Bộ luật Dân sự 2015 có quy định việc vay tiền không nhất thiết phải lập thành văn bản hoặc công chứng. Tuy nhiên, để tránh rủi ro và bảo vệ quyền lợi của cả hai bên thì bắt buộc phải có hợp đồng vay tài sản. Đảm bảo Nội dung, Thỏa thuận và Quyền lợi của các Bên tham gia Hợp đồng. Trong bài viết này Luật sư X cung cấp quy định pháp luật cho vay tiền cá nhân, mời bạn xem thêm.
Luật cho vay tiền cá nhân quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 về lãi suất như sau:
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Như vậy, lãi suất cho vay sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay cá nhân, tuy nhiên trong trường hợp có thỏa thuận lãi suất thì mức lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
Trường hợp cho vay với lãi suất cao hơn quy định có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm.
Hợp đồng vay tiền cá nhân cần có những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, nội dung hợp đồng được quy định như sau:
“Điều 398. Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”
Tải mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân
Một số quy định về hợp đồng cho vay tiền cá nhân
Các mẫu hợp đồng cho vay tiền cá nhân
Đối với hợp đồng vay tiền, hiện nay thường có 2 mẫu hợp đồng phổ biến bao gồm:
- Hợp đồng cho vay tiền có thế chấp tài sản: Đây là mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân với công ty hoặc với ngân hàng. Mẫu hợp đồng này thường có sẵn, tài sản thế chấp có thể là sổ đỏ, giấy tờ xe…
- Hợp đồng vay tiền không thế chấp tài sản: Loại hợp đồng này dựa trên sự tín nhiệm, không cần tài sản thế chấp.
Nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay
Luật pháp đã có những quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên vay và bên cho vay. Quy định cụ thể như sau:
Nghĩa vụ bên cho vay
Cũng theo Điều 465 của Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
- Giao đầy đủ tài sản, số lượng, chất lượng vào thời gian và địa điểm đã thỏa thuận.
- Nếu tài sản không đảm bảo chất lượng mà không báo cho bên vay, bên cho vay phải bồi thường thiệt hại.
- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470.
Nghĩa vụ của bên vay
Theo Điều 466 của Bộ luật Hình sự năm 2015:
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Còn nếu vay là vật thì phải trả vật với số lượng đầy đủ, đảm bảo chất lượng.
- Trường hợp bên vay không thể trả được bằng vật thì có thể tính giá trị vật ở thời điểm trả nợ.
- Địa điểm trả nợ là trụ sở hoặc nơi cư trú của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay không có lãi mà đến hạn không trả hoặc không trả đủ, bên vay có quyền yêu cầu trả lãi theo quy định tại khoản 2 Điều 468.
- Trường hợg đầy đủ thì lãi sẽ tính như sau:
a) Trường hợp chậm trả phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả.
Khi thực hiện hợp đồng vay tiền, khách hàng cần nắm rõ các quy định mà Pháp luật đưa ra nhằm đảm bảo tính pháp lý. Dưới đây là những quy định về hợp đồng cho vay tiền cá nhân mà bạn cần lưu ý.
Đối tượng của hợp đồng vay tiền
Theo quy định tại điều 22 Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH, đối tượng của hợp đồng vay tiền phải là tiền Việt Nam đồng.
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tiền
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự.
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
- Nội dung, mục đích của giao dịch không vi phạm pháp luật cũng như không trái đạo đức xã hội.
Lãi suất trong hợp đồng vay tiền
- Lãi suất do các bên thỏa thuận, không được vượt quá 20%/năm. Trường hợp lãi suất vượt quá quy định thì mức lãi suất vượt không có hiệu lực.
- Trường hợp không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất sẽ được tính bằng 50% lãi suất quy định.
- Trường hợp cho vay có cầm cố tài sản, lãi suất vượt 150% lãi suất cơ bản thì sẽ bị xử phạt hành chính.
- Trong giao dịch dân sự cho vay lãi suất gấp 5 lần lãi suất (từ 30 triệu đến 100 triệu) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này thì sẽ bị phạt tiền lên tới 200 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ tới 3 năm.
- Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng sẽ bị phạt từ 200 triệu đến 1 tỷ đống hoặc phạt từ từ 6 đến 3 năm.
- Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ…từ 1 đến 5 năm.
Hợp đồng vay tiền cá nhân có phải công chứng không?
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đồng thời căn cứ quy định tại Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Ngoài ra, khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng vay tiền cá nhân phải lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi thì bên vay hoặc bên cho vay có quyền yêu cầu công chức hợp đồng vay tiền cá nhân.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật tiền tệ đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Luật cho vay tiền cá nhân quy định như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Tố cáo vay tiền không trả như thế nào năm 2023?
- Vay tiền không trả bị đăng lên mạng xã hội có bị phạm pháp?
- Bị lừa đảo qua app vay tiền, đầu tư cổ phiếu, tiền ảo có đòi lại được không?
Câu hỏi thường gặp
Việc doanh nghiệp vay tiền cá nhân trong thực tế vô cùng phổ biến, đặc biệt là vay mượn giữa chủ sở hữu, cổ đông công ty với công ty do họ làm chủ. Đây là quyền tự do của các bên khi tham gia vào hoạt động cho vay nên không bị pháp luật ngăn cấm.
Các giấy tờ cần thiết và hồ sơ thủ tục khi công ty vay tiền cá nhân, bao gồm:
Hợp đồng vay mượn tiền giữa hai bên
Doanh nghiệp và bên cho vay phải thỏa thuận với nhau ít nhất về số tiền vay, kỳ hạn và lãi suất, Thỏa thuận đó chính là hợp đồng vay. Về mặt nội dung, hợp đồng có thể bao gồm các nội dung sau:
Đối tượng của hợp đồng;
Số lượng, chất lượng;
Giá, phương thức thanh toán;
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
Quyền, nghĩa vụ của các bên;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Phương thức giải quyết tranh chấp.
Pháp luật không có bất kỳ quy định nào bắt buộc về hình thức của hợp đồng này nên các bên xét theo nhu cầu mà có thể lập hợp đồng thành văn bản và công chứng nó.
Chứng minh thư của cá nhân;
Chứng từ thanh toán: Phiếu thu (đối với tiền mặt), Giấy báo có của ngân hàng (chuyển khoản)
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và chứng từ nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản lãi vay (Nếu cá nhân cho vay có tính lãi).
Biên bản kiểm kê tiền mặt (kiểm đếm số lượng).