Ngày nay, các công ty đều chú trọng đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu gắn liền với hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp. Mục đích là tạo ấn tượng tốt với người tiêu dùng và tăng ưu thế của sản phẩm trên thị trường. Đăng ký nhãn hiệu còn giúp doanh nghiệp ngăn chặn các cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sử dụng nhãn hiệu để gây nhầm lẫn hoặc trục lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Nếu một công ty cố tình tiếp tục bán các sản phẩm có khả năng gây hiểu nhầm, thì công ty đó có thể đệ đơn kiện để đòi bồi thường. Cùng Luật sư X tìm hiểu thủ tục đăng ký nhãn hiệu sở hữu trí tuệ năm 2023 ở bài viết dưới đây nhé!
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu (trade mark) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
Để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác, có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu được xem như một tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Do vậy, việc đăng ký nhằm bảo vệ tài sản Sở hữu trí tuệ đối của mỗi cá nhân, tổ chức. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình.
– Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh tại Việt Nam:
- Tự mình trực tiếp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài được quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
- Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân ngước ngoài có thường trú/ không thường trú tại Việt Nam, có/không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Vn hay không đều có quyền đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên tổ chức, cá nhân nước ngoài cần lưu mình thuộc đối tượng nào để xác định chủ thể được nộp đơn đăng ký xác lập quyền.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sở hữu trí tuệ năm 2023
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu: nhằm kiểm tra có nhãn hiệu trùng hay tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác hay không. Đồng thời đánh giá được khả năng nhãn hiệu đó có được cấp văn bằng bảo hộ hay không.
Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc
- Tra cứu sơ bộ miễn phí trên đường link http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php Cục SHTT.
- Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT
- Hoặc có thể truy cập vào bài viết Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu để tìm hiểu chi tiết.
Với số lượng đăng ký đơn hằng năm là rất nhiều nên việc tra cứu nhằm đảm bảo khả năng đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
02 Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (theo mẫu số 04-NH Thông tư 01/2007/TTBKHCN)
05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
01 Bản sao y Giấy phép đăng ký kinh doanh có công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);
01 Giấy ủy quyền (trường hợp cá nhân, tổ chức ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nộp đơn)
Các tài liệu khác (nếu có):
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Hình thức nộp đơn
Nộp trực tiếp:
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Nộp đơn trực tuyến:
Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
- Đầu tiên, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành người nộp đơn sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.
- Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống
- Trường hợp người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn.
Lưu ý: Trên thực tế, hình thức nộp đơn trực tuyến đã được áp dụng nhưng phải thông qua khá nhiều quy trình (có chữ ký số hoặc chứng thư số), hơn thế nữa khi nộp phí/ lệ phí, DN chỉ được chuyển tiền thông qua Ngân hàng mà không phải là hình thức khác. Vì thế, nếu có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, DN nên áp dụng hình thức nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu điện.
Theo dõi đơn đăng ký
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: 01 tháng
- Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu đủ điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu.
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Cá nhân, tổ chức được quyền gia hạn văn bằng bảo hộ và được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ được quy định tại điểm a khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sở hữu trí tuệ năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thủ tục đăng ký thương hiệu cá nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm:
- Trợ cấp tai nạn hàng tháng cho người lao động là bao nhiêu?
- Sự khác nhau của nhãn hiệu tập thể nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu thông thường
- Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Thời gian công bố đơn là 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ là thời gian công bố đơn.
Các đơn nhãn hiệu hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.
Việc thẩm định nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời gian thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 08 tháng tính từ ngày công bố.
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.
Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu gồm:
Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 75.000 đồng.
Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 60.000 đồng.