Hiện nay sau một thời gian hoạt động nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, lợi nhuận cao sẽ thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh như thành lập chi nhánh hoặc mở địa điểm kinh doanh mới. Khi đó người đứng đầu tổ chức doanh nghiệp là người quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp. Người đứng đầu này có thể là thành viên của tổ chức thay người đứng đầu điều hành công ty hoặc có thể là cá nhân do tổ chức thuế thông qua hợp đồng lao động để quản lý công ty. Vậy khi muốn thay đổi người đứng đầu này thì có được hay không? Thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh năm 2023 như thế nào? Bài viết dưới dây của Luật sư X sẽ cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục này, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định địa điểm kinh doanh như thế nào?
Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, có thể thấy rằng: nếu có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra các địa điểm khác ngoài trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, có thể lập địa điểm kinh doanh.
Trường hợp nào phải thành lập địa điểm kinh doanh?
Pháp luật doanh nghiệp hướng tới quyền tự do của cá nhân, tổ chức trong kinh doanh, không quy định về trường hợp phải thành lập địa điểm kinh doanh.
Tuy nhiên, nên cân nhắc thành lập địa điểm kinh doanh hay các hình thức hiện diện thương mại của doanh nghiệp như chi nhánh, văn phòng đại diện. Chúng tôi lưu ý về các ưu điểm và nhược điểm của hình thức địa điểm kinh doanh để bạn đọc tham khảo như sau:
Về ưu điểm:
– Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện được phát sinh, thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, ưu việt hơn chi nhánh là có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.
– Nếu như văn phòng đại diện, chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không phải khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh.
Về nhược điểm:
– Nếu mở địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp không được cấp con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh. Vì vậy khi có những thủ tục, giấy tờ cần dấu xác nhận thì đều phụ thuộc vào công ty mẹ.
– Việc kê khai thuế phụ thuộc vào công ty mẹ. Sau khi thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký chứ không được cấp mã số thuế. Việc nay cũng gây khó khan trong việc kê khai thuế cho địa điểm kinh doanh, thực hiện các thủ tục thuế như thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh nhất là các địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố với công ty, chi nhánh.
Điều kiện về người đứng đầu địa điểm kinh doanh là gì?
Để có thể quản lý hoạt động của địa điểm kinh doanh người đứng đầu phải đáp ứng những điều kiện nhất định, theo quy định của pháp luật không phải tất cả mọi người đều có thể trở thành người đứng đầu địa điểm kinh doanh:
– Người từ đủ 18 tuổi
– Người có đủ năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
– Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
– Không phải là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
Như vậy chỉ có những người đáp ứng đủ các điều kiện trên thì mới có thể trở thành người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
Thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh bao gồm:
Khi thực hiện một thủ tục hành chính doanh nghiệp, khách hàng cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để nộp lên phòng đăng ký kinh doanh. Hồ sơ thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh gồm những giấy tờ sau:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh bao gồm những nội dung sau: Tên và mã số thuế doanh nghiệp; tên và mã số địa điểm kinh doanh; nội dung thay đổi.
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy tờ pháp lý khác.
– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ và giấy tờ pháp lý cá nhân của người nộp hồ sơ
Trình tự, thủ tục thực hiện
Bước 1: Tiến hành họp nội bộ tổ chức nhằm đưa ra các quyết định thay đổi người đứng đầu của vị trí kinh doanh;
Bước 2: Soạn hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đối với vị trí kinh doanh (hồ sơ theo quy định nêu trên)
Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt vị trí kinh doanh;
Bước 4: Tiến hành nhận kết quả thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của vị trí kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư nộp hồ sơ;
Bước 5: Nộp công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và lệ phí công bố trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;
Giám đốc có thể là người đứng đầu địa điểm kinh doanh không?
Pháp luật hiện hành không có quy định người đứng đầu địa điểm kinh doanh phải là ai và giữ chức vụ gì trong doanh nghiệp. Vì vậy, Giám đốc công ty hoặc bất cứ người nắm giữ chức danh gì trong doanh nghiệp, hoặc bất kỳ ai có đủ khả năng và năng lực hành vi dân sự, không vi phạm pháp luật và phù hợp với vị trí công việc đều có thể chọn làm người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
So sánh giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh
Tiêu chí | Chi nhánh công ty | Địa điểm kinh doanh |
Chức năng | Chức năng kinh doanhChức năng đại diện theo ủy quyền | Chức năng kinh doanh |
Hình thức hạch toán | Hạch toán phụ thuộcHạch toán độc lập | Phụ thuộc vào công ty mẹ |
Mã số thuế | Có mã số thuế riêng | Không có mã số thuế riêng |
Hóa đơn GTGT | Có hóa đơn GTGT, tùy theo nhu cầu chi nhánh | Không có hóa đơn GTGT |
Con dấu | Được phép khắc con dấu riêng theo nhu cầu, không bắt buộc | Không có con dấu riêng |
Ký hợp đồng | Được ký hợp đồng (bởi người đứng đầu/ đại diện pháp luật/ đại diện ủy quyền) | Không được ký hợp đồng |
Phạm vi thành lập | Có thể thành lập trong phạm vi cùng tỉnh hoặc khác tỉnh | – Nếu phụ thuộc công ty mẹ thì có thể thành lập cùng tỉnh hoặc khác tỉnh– Nếu phụ thuộc chi nhánh phải thành lập cùng tỉnh với chi nhánh |
Hình thức kế toán và kê khai thuế | Hạch toán phụ thuộc: – Nếu cùng tỉnh: Công ty mẹ chịu trách nhiệm làm báo cáo tài chính cuối năm, báo cáo thuế hàng quý, hàng năm, sử dụng chữ ký số công ty mẹ để nộp thuế môn bài. – Nếu khác tỉnh: Chi nhánh sẽ phải khắc con dấu riêng, mua chữ ký số riêng để nộp thuế môn bài, nộp thuế giá trị gia tăng, làm báo thuế hàng quý nhưng báo cáo tài chính cuối năm công ty mẹ sẽ quyết toán.Hạch toán độc lập:Cùng tỉnh hoặc khác tỉnh đều phải mua chữ ký số riêng, làm khai thuế ban đầu, làm báo thuế hàng quý, nộp thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và quyết toán thuế cuối năm (tương tự như doanh nghiệp). | – Nếu cùng tỉnh: Công ty mẹ chịu trách nhiệm khai thuế cho địa điểm kinh doanh như nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài. – Nếu khác tỉnh: Phải làm thủ tục xin cấp mã số thuế, kê khai lệ phí môn bài, nộp thuế giá trị gia tăng |
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh năm 2023” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn soạn thảo mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục thay đổi địa chỉ kinh doanh cùng quận mới
- Có thể kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
- Mẫu thông báo thay đổi địa chỉ công ty gửi khách hàng mới nhất
Câu hỏi thường gặp:
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết: Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Nội dung thông báo gồm:
– Mã số doanh nghiệp;
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh);
– Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
– Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
– Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không thể thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời gian bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp. Vì vậy trong thời gian bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động doanh nghiệp, công ty không thể thực hiện thủ tục thay đổi người đứng đầu địa điểm kinh doanh.