Trong ngày lễ tình yêu, vì tôi muốn đem sự bất ngờ vui vẻ đến cho người yêu nên tôi đã tự tay làm bó hoa bằng những tờ 50.000 đồng và 200.000 đồng xếp chúng lại với nhau, khi tôi tặng bạn gái thì bạn gái tôi có chụp hình và đăng lên mạng xã hội thì thấy có một số bình luận cho rằng tiền không tiêu mà đi gấp làm hoa sẽ bị ngồi tù. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Rằng Tặng hoa bằng tiền thật có vi phạm pháp luật không? xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Để giải đáp vấn đề trên mời quý bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định số 88/2019/NĐ-CP
- Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg
Tặng hoa bằng tiền thật có vi phạm pháp luật không?
Hiện nay, vào các dịp lễ Tình nhân 14/02, Quốc tế Phụ nữ 08/3 hay ngày 20/10, nhiều hộ kinh doanh và cửa hàng kinh doanh hoa có ý tưởng sử dụng tiền để làm hoa phục vụ khách hàng. Theo đó, các bó hoa này được làm từ các đồng có mệnh giá từ nhỏ đến lớn với chất liệu bằng tiền giấy hoặc tiền Polime. Khi những tờ tiền mới được dán băng dính vào que và cuộn tròn lại để tập hợp thành “bó hoa tiền” vừa đẹp mắt, vừa có giá trị kinh tế, đã khiến nhiều khách hàng ưa chuộng bởi giá trị của chúng. Tuy nhiên, trong quá trình kết hoa nếu dùng vật nhọn và các chất bám dính cao như keo dán sắt sẽ dễ dẫn đến rách, biến dạng và gây khó khăn trong việc lưu thông tiền tệ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật.
Dưới góc độ pháp lý, theo Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhấn mạnh về việc bảo vệ tiền Việt Nam, có 4 hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Theo đó, có thể hiểu hành vi hủy hoại tiền là các hành vi được thực hiện một cách cố ý như: Xé, cắt, đốt, vò nát, tẩy xóa tiền,…
Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định cấm làm hoa bằng tiền Việt Nam, tuy nhiên nếu trong quá trình làm hoa bằng tiền mà phải cắt, xé, đâm, chọc,… dẫn đến việc tiền Việt Nam bị hủy hoại thì đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ tiền Việt Nam
Căn cứ Điều 4 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân như sau:
Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Bảo quản tiền Việt Nam trong quá trình quản lý, sử dụng.
- Yêu cầu cơ quan chức năng giám định tiền Việt Nam theo quy định tại Điều 6 Quyết định này.
- Kịp thời thông báo cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng, hải quan nơi gần nhất về các hành vi vi phạm quy định tại Điều 3 Quyết định này.
- Cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân có tiền giả phải kịp thời giao nộp cho cơ quan công an, Ngân hàng Nhà nước, bộ đội biên phòng hoặc cơ quan hải quan nơi thuận tiện nhất.
- Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng khi phát hiện tiền giả phải tiến hành lập biên bản thu giữ, phát hiện tiền nghi giả phải lập biên bản tạm thu giữ và kịp thời thông báo cơ quan công an nơi gần nhất.
Theo đó, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ tiền Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 4 nêu trên. Trong đó có trách nhiệm bảo quản tiền Việt Nam trong quá trình quản lý, sử dụng.
Mức xử phạt đối với hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bị xử lý ra sao?
Theo Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
- Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
- Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
- Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
- Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam như sau:
Đồng thời, tại Khoản 3,4,5 Điều 31 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm bảo vệ tiền tệ:
“
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
- Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
…”.
Theo các quy định của pháp luật hiện hành, thì hành vi cố ý hủy hoại tiền có thể bị xử phạt từ 10 – 15 triệu đồng, bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm để giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm hủy hoại tiền Việt Nam
Trường hợp cá nhân có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của có trị giá từ 2.000.000 thì sẽ bị truy cứu hình sự theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Có tổ chức hoặc gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 triệu đồng – dưới 200 triệu đồng.
- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm – 10 năm.
- Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Việc thu hồi và tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về thu hồi và tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại như sau:
Thu hồi và tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại
- Ngoài số tiền giả, tiền bị phá hoại sử dụng làm tư liệu hay đang trong quá trình điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật, cơ quan công an, bộ đội biên phòng, hải quan giao nộp toàn bộ tiền giả, tiền bị phá hoại đã thu giữ cho Ngân hàng Nhà nước.
- Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước được giữ lại một số tiền giả, tiền bị hủy hoại làm tư liệu nghiên cứu; Bộ trưởng Bộ Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng, chủng loại và quy định việc quản lý, sử dụng số tư liệu này của mỗi Bộ, cơ quan mình.
- Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận, tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại. Việc tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại thực hiện theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Như vậy, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước được giữ lại một số tiền bị hủy hoại làm tư liệu nghiên cứu.
Và Bộ trưởng Bộ Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng, chủng loại và quy định việc quản lý, sử dụng số tư liệu này của mỗi Bộ, cơ quan mình.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận, tiêu hủy tiền bị phá hoại. Việc tiêu hủy tiền bị phá hoại thực hiện theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Có thể bạn quan tâm:
- Trường hợp nào nhà chung cư phải dỡ để xây dựng lại năm 2023
- Thủ tục gia hạn đất nông nghiệp năm 2023
- Bạo hành trẻ em bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong bao nhiêu lâu?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tặng hoa bằng tiền thật có vi phạm pháp luật không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mẫu đơn xin điều chuyển công tác. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trước hết cần phải khẳng định rằng, hành động rải tiền; đang được phép lưu hành ra ngoài đường là một hành vi phản văn hóa và không văn minh; trong đời sống hiện đại. Và theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật Ngân hàng thì một trong những hành vi; bị nghiêm cấm là: Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Như vậy, hành vi rải tiền đang được phép lưu hành ra ngoài đường; là hành vi vi phạm pháp luật.
Vì đây là hành vi cố tình vứt bỏ đồng tiền đang được lưu hành. Theo đó, nếu những đồng tiền này không có người lượm hoặc bị hư hỏng do thời tiết; như mưa, nắng, gió hoặc bị các phương tiện giao thông cán qua làm rách; nát, biến dạng không thể lưu hành được.
Bao lì xì in hình tiền Việt Nam là hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam. Do đó, bao lì xì in hình tiền Việt Nam thuộc vào danh mục hàng cấm.
Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng cấm mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy thuộc vào giá trị của hàng cấm. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc thu hồi tiêu hủy hàng cấm đang lưu thông trên thị trường.
Có. Đó là hành vi vi phạm pháp luật và có thể cấu thành tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017.