Khi đến độ tuổi lao động, tìm kiếm việc làm là việt rất cần thiết và mỗi công ty, cơ quan, tổ chức làm việc đều có những quy định, kỷ luật riêng để điều hành công ty, cơ quan, tổ chức. Nếu người lao động có hành vi vi phạm những nội quy, quy định này thì công ty, cơ quan tổ chức làm việc sẽ có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động đó. Tạm đình chỉ công việc là một biện pháp tạm thời đối với người lao động trong trường hợp công ty, cơ quan, tổ chức thấy cần thiết áp dụng được quy định cụ thể tại Bộ luật lao động. Như vậy thì Tạm đình chỉ công việc là gì? Những trường hợp bị tạm đình chỉ công việc là những trường hợp nào?
Trong bài viết sau, Luật sư X sẽ mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Tạm đình chỉ công việc là gì?
Tạm đình chỉ công việc là trường hợp người lao động phải ngừng việc tạm thời để doanh nghiệp thực hiện việc điều tra, xác minh vụ vi phạm kỷ luật lao động có tính chất phức tạp do người lao động đó gây ra. Như vậy có thể thấy tạm đình chỉ công việc của người lao động không phải là hình thức xử lý kỷ luật lao động mà chỉ là một biện pháp cần thiết để ngăn ngừa người lao động gây khó khăn cho việc xác minh hành vi vi phạm của họ. Sau khi bị tạm đình chỉ công việc của người lao động, nếu người sử dụng lao động chứng minh được lỗi của người lao động thì có thể tiến hành xử lý kỷ luật lao động theo hành vi và mức độ vi phạm của người lao động đã được quy định trong nội quy lao động.
Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Quy định về tạm đình chỉ công việc của người lao động
Trong các trường hợp khác nhau được quy định trong bộ luật lao động 2019 thì việc tạm đình chỉ công việc của người lao động được quy định tại Điều 128 Bộ Luật lao động 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:
- Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
- Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
- Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
- Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động
Theo đó thì Tạm đình chỉ công việc là việc người sử dụng lao động buộc người lao động tạm dừng việc thực hiện công việc trong một khoảng thời gian theo quy định về việc Tạm đình chỉ công việc không phải là một hình thức kỉ luật và cũng không phải là một thủ tục bắt buộc trong trình tự, thủ tục xử lí kỉ luật theo quy định của pháp luật
Đối với Người sử dụng lao động có thể áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công việc trong một số trường hợp nhất định trước khi xử lí kỉ luật người lao động nhằm các mục đích cụ thể như để có thời gian điều tra xác minh hành vi vi phạm kỉ luật của người lao động. theo đó thì thông thường đối với những vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp và nếu trong trường hợp xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh thì đối với phía người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động theo quy định của pháp luật nhung phải thực hiện các nghĩa vụ đối vơi người lao động (nếu có)
Đối với Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Sau khi hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. theo quy định. Như vậy, có thể thấy việc tạm đình chỉ công việc đối với người lao động chỉ mang tính chất tạm thời.
Như vậy tạm đình chỉ công việc của người lao động không phải là hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động trong các trường hợp khi xử lý kỷ luật người lao động. Đối với việc Tạm đình chỉ công việc của người lao động thì đó sẽ là biện pháp pháp lý do pháp luật quy định, và được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật lao động mà vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, Nhưng xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện hay gây khó khăn trong điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ trong các vụ việc. Theo đó, người sử dụng lao động chỉ được thực hiện quyền này sau khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn theo đúng quy định của pháp luật đối với tạm đình chỉ công việc của người lao động hướng đến mục đích cụ thể đó là nhằm tạo điều kiện điều tra, và cách xác minh sự việc nhanh chóng, xác minh chính xác để làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật lao động hay để bồi thường thiệt hại vật chất được đúng đắn, tạo ra sự công bằng và bảo đảm tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp bị tạm đình chỉ công việc
Theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động chỉ có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động trong 01 trường hợp là khi người lao động vi phạm nội quy lao động.
Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
Thứ nhất, Vụ việc vi phạm kỷ luật lao động có những tình tiết phức tạp.
Thứ hai, Nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
Thứ ba, Chỉ được tạm đình chỉ công việc của người lao động sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người đó là thành viên.
Trong trường hợp bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Điều này đảm bảo cho thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc vẫn đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường. Người bị tạm đình chỉ công việc nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
Quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tạm định chỉ công việc
Trong trường hợp bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Điều này đảm bảo cho thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc vẫn đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường.
– Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
– Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Người bị tạm đình chỉ công việc nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
Mức xử phạt vi phạm liên quan đến tạm đình chỉ công việc người lao động
Các mức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tạm đình chỉ công việc người lao động được quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP , cụ thể như sau:
Thứ nhất, Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Thứ hai, Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Tạm đình chỉ công việc quá thời hạn theo quy định của pháp luật;
- Trước khi đình chỉ công việc của người lao động, người sử dụng lao động không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc làm thành viên.
Khi hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động phải được nhận trở lại làm việc. Trường hợp tạm đình chỉ công việc quá thời hạn quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo điểm e khoản 2 Nghị định 12/2022/NĐ-CP từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thứ ba, Biện pháp khắc phục: Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương những ngày tạm đình chỉ công việc đối với người lao động.
Lưu ý: Người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng, còn người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi từ 10 – 20 triệu đồng
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu quyết định tạm đình chỉ công việc mới
- Quy định về thưởng hiệu quả công việc như thế nào?
- Lương trong thời gian đình chỉ công việc như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Trường hợp bị tạm đình chỉ công việc” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn kháng cáo hình sự. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Tại khoản 2 Điều 128 Bộ Luật lao động 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau: Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Căn cứ Khoản 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc như sau: Tiền lương làm căn cứ để tạm ứng cho người lao động trong thời gian tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định tại Khoản 2 Điều 100 hoặc bị tạm đình chỉ công việc quy định tại Điều 129 của Bộ luật lao động 2012 là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc hoặc bị tạm đình chỉ công việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này
Như vậy, trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động 2012, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng liền kề trước khi người lao động bị tạm đình chỉ công việc.
Khi bị tạm đình chỉ công việc thì Quyền lợi mà người lao động được hưởng khi tạm định chỉ công việc như sau:
Trong trường hợp bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động được 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. như vậy để đảm bảo cho thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc vẫn đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường thì đây là các biện pháp hữu hiệu nhất
Trong các Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động và người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng của công ty
Trong các Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật
Người bị tạm đình chỉ công tạm thời việc nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động va khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật hiện hành quy định.
Căn cứ theo điều 128 Bộ luật lao động 2019 quy định thì đối với trường hợp tạm đình chỉ công việc của người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, thời gian đó người lao động vẫn được tạm ứng 50% tiền lương và Sau khi có kết luận người lao động có vi phạm và bị xử lý kỷ luật lao động thì công ty không phải trả nốt 50% còn lại tuy nhiên người lao động cũng không phải hoàn trả 50% tiền lương đã tạm ứng theo quy định của pháp luật.
Trong các Trường hợp không chứng minh được lỗi vi phạm của người lao động thì Doanh nghiệp đó có trách nhiệm trả nốt 50% tiền lương còn lại trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc của người lao động và Đối với hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp có thể khởi kiện dân sự người lao động ra Tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.