Hiện nay việc xuất nhập cảnh không còn quá xa lạ đối với mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện để có thể xuất nhập cảnh vào một đất nước. Có thể là di chuyển lao động, có thể là vì mục đích khác. Ví dụ như di chuyển lao động, di chuyển lao động quốc tế là việc người lao động di chuyển từ nước này sang nước khác để bán lao động hay với mục đích tuyên bố là để có việc làm. Khi lao động muốn sang bên nước khác để làm việc nhưng không đủ điều kiện, họ tìm mọi cách để có thể sang lãnh thổ đó mà không được cho phép sẽ là nhập cảnh trái phép. Có rất nhiều vụ việc đã được đưa ra ánh sáng vì tội nhập cảnh trái phép nhưng vẫn còn nhiều trường hợp chúng ta chưa biết. Vậy câu hỏi đặt ra Nhập cảnh trái phép bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu vấn đề pháp lý này nhé!
Căn cứ pháp lý
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với xuất nhập cảnh là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 nêu ra các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
- Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
- Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
- Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
- Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
- Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
- Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
- Nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
- Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.
- Thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì việc nhập cảnh trái phép là hành vi mà pháp luật nghiêm cấm.
Nhập cảnh trái phép là gì?
Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Như vậy, có thể hiểu nhập cảnh trái phép là hành vi công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam nhưng không đảm bảo các quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xuất nhập cảnh.
Nguyên tắc nhập cảnh gồm có:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ nhập cảnh gồm có:
- Hộ chiếu ngoại giao;
- Hộ chiếu công vụ;
- Hộ chiếu phổ thông;
- Giấy thông hành.
Nhập cảnh trái phép bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 347 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt tội nhập cảnh trái phép như sau: Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;
- b) Hủy hoại, tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
- c) Tặng, cho, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
- d) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
- đ) Sử dụng hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú hoặc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác;
- e) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thCẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày đến dưới 30 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- g) Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại; người nước ngoài nhập cảnh vào khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển theo diện miễn thị thực đi đến địa điểm khác của Việt Nam mà không có thị thực Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- h) Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn không thực hiện nối mạng internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài;
- i) Cơ sở lưu trú cho người nước ngoài tạm trú qua đêm nhưng không khai báo tạm trú hoặc không cập nhật thông tin khai báo tạm trú theo quy định; người nước ngoài không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai sự thật cho cơ sở lưu trú để thực hiện khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 5 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- a) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
- b) Người nước ngoài sử dụng chứng nhận tạm trú, gia hạn tạm trú, thẻ tạm trú, không cấp đổi thẻ thường trú quá thời hạn từ 60 ngày đến dưới 90 ngày mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- c) Mua, bán hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
Căn cứ theo khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì những người vi phạm sẽ có hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nhập cảnh trái phép bị xử lý như thế nào” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Hy vọng những thông tin cùng quy định pháp luật về vấn đề xuất nhập cảnh trên sẽ giúp ích cho quý độc giả của Luật sư X. Quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là đơn đề nghị tách thửa đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện với một đội ngũ chuyên nghiệp và nhiệt tình.
Có thể bạn quan tâm
- Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính
- hợp đồng bảo mật thông tin
- mẫu cam kết bảo mật thông tin doanh nghiệp
Câu hỏi thường gặp
Nhập cảnh trái phép sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hình thức xử phạt bổ sung đối với tội nhập cảnh trái phép là trục xuất.
Theo quy định tại Điều 347 Bộ luật hình sự 2015 thì hành vi nhập cảnh trái phép có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.