Chào Luật sư! Dạo gần đây tôi thấy trên các phương tiện truyền thông có đăng tin hàng loạt công ty dệt may nợ lương công nhân nhiều tháng khiến cho họ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Công ty ấy khó khăn, thiếu đơn hàng dẫn tới nhiều công nhân mất việc làm, giảm thu nhập để phục vụ cho nhu cầu sống cơ bản của họ. Cho tôi hỏi đối với tình trạng như thế thì công ty này có được xem là đang bốc lột sức lao động của người lao động hay không? Mức xử phạt đối với hành vi này được pháp luật quy định như thế nào?.
Chào bạn! Để giải đáp vấn đề trên mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây: “Bóc lột lao động xử phạt như thế nào?“. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn đối với hành vi này góp phần phòng ngừa cho bản thân và gia đình.
Căn cứ pháp lý
Như thế nào là bóc lột lao động?
Bóc lột sức lao động là hành vi sử dụng quyền lực hoặc dựa trên quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, địa vị,… của người sử dụng lao động để chiếm đoạt một cách có hệ thống sức lao động hoặc thành quả lao động người lao động.
Bóc lột sức lao động là một mối quan hệ xã hội dựa trên sự không cân bằng về quyền lực giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Người lao động thường ở thế yếu hơn khi cần có công việc để duy trì cuộc sống. Đó là một mối quan hệ xã hội dựa trên sự bất cân xứng về quyền lực giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Điều này sẽ coi việc khai thác là lợi dụng không công bằng của người khác vì vị trí thấp kém của họ, mang lại cho người khai thác sức mạnh. Từ đó mà các giá trị vẫn được tạo ra đều đặn, nhưng người lao động thì không. Khi nói về khai thác, có một mối liên hệ trực tiếp với tiêu dùng trong lý thuyết xã hội và theo truyền thống. Qua đó so sánh để xác định lợi ích chính đáng người lao động đáng ra được nhận.
Căn cứ theo Điều 8 Bộ luật lao động 2019 có liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:
+ Phân biệt đối xử trong lao động.
+ Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
+ Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
+ Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
+ Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
+ Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Như vậy bóc lột sức lao động là hành vi bị nghiêm cấm với các doanh nghiệp.
Bóc lột lao động xử phạt như thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 28/2020/NĐ- có quy định như sau:
– Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
Có thể kể đến các hành vi bóc lột lao động bao gồm:
+ Không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề;
+ Không trả lương cho người học nghề trong thời gian học học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách;…
Tương ứng là các biện pháp xử phạt theo một trong các mức sau đây:
+ Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
– Hòa giải viên lao động;
– Hội đồng trọng tài lao động;
– Tòa án nhân dân.
Lưu ý: Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Có thể bạn quan tâm:
- Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp như thế nào đối với người lao động?
- Trường hợp nào nhà chung cư phải dỡ để xây dựng lại năm 2023
- Thời gian ly thân bao lâu thì có thể ly hôn?
- Hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong bao nhiêu lâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Bóc lột lao động xử phạt như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như đổi tên giấy khai sinh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương như sau:
“2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Theo Điều 199 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những trường hợp người lao động có quyền đình công như sau:
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Do đó, theo điểm b khoản 1 Điều 5 BLLĐ năm 2019, người lao động hoàn toàn có quyền được hưởng lương theo đúng thoả thuận theo Hợp đồng lao động đã ký kết.
Mặt khác, khoản 1 Điều 94 BLLĐ năm 2019 cũng nêu rõ: “Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động“.
Tuy nhiên khoản 4 Điều 97 BLLĐ năm 2019 cũng cho phép doanh nghiệp được nợ lương người lao động trong trường hợp sau: “Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày;…”
Như vậy, doanh nghiệp chỉ được chậm lương của người lao động trong trường hợp vì lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi cách khắc phục nhưng vẫn không thể trả lương đúng hạn. Thời gian nợ lương sẽ không được vượt quá 30 ngày.