Chào Luật sư. Em trai tôi bị tai nạn lao động kết quả giám định y khoa cho thấy mức suy giảm của em tôi là 36%, Luật sư có thể cho tôi biết với mức suy giảm đó em tôi có được nhận trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng không hay chỉ nhận trợ cấp một lần và nếu được nhận trợ cấp thì tôi phải cần những hồ sơ gì, và giấy tờ biểu mẫu trong hồ sơ được điền như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi,cảm ơn Luật sư.
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Để làm rõ và giải đáp thắc mắc của bạn một cách chi tiết nhất về vấn đề trên chúng tôi mời bạn đọc cùng theo dõi và tìm hiểu bài viết ” trợ cấp tai nạn hàng tháng cho người lao động”, mời bạn đọc theo dõi.
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn vệ sinh, lao động 2015
Quy định về trợ cấp tai nạn hàng tháng cho người lao động
Căn cứ theo Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trợ cấp hằng tháng như sau:
- “1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
- 2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
- a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
- b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
- 3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- 4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- 5. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 của Luật bảo hiểm xã hội.
- 6. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.”
Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn hàng tháng
Khoản 1 Điều 50 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
- “1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú;
- Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp”.
Cũng có nghĩa là thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng được xác định như sau:
- Nếu xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện: Tính từ tháng điều trị ổn định và ra viện (tháng 7/2020);
- Nếu không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện: Tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa là (11/2020).
Cách điền biểu mẫu giải quyết trợ cấp tai nạn hàng tháng cho người sử dụng lao động
Theo quy định mới hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động có biểu mẫu mới là văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo biểu mẫu số 05A – HSB và cách để điền biểu mẫu cụ thể như sau:
- 1) Nếu là số chứng minh nhân dân thì bỏ “thẻ căn cước”, nếu là số thẻ căn cước thì bỏ “chứng minh nhân dân”
- (2) Ghi đầy đủ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố.
- (3) Nếu bị tai nạn lao động (hoặc bệnh nghề nghiệp) lần đầu thì ghi lần thứ nhất, các lần sau ghi theo thứ tự số lần bị tai nạn lao động (hoặc bệnh nghề nghiệp);
- (4) Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra tai nạn lao động; tên của Đoàn điều tra (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở) trong trường hợp bị tai nạn lao động hoặc số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của kết quả hội chẩn, giấy khám bệnh nghề nghiệp, tên tổ chức hội chẩn hoặc tổ chức khám bệnh nghề nghiệp trong trường hợp bị bệnh nghề nghiệp;
- (5) Đánh dấu X vào ô vuông để lựa chọn trường hợp bị tai nạn lao động. Có thể đánh dấu nhiều hơn một ô;
- (6) Trường hợp bị tai nạn khi thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động theo điểm b khoản 1 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh, lao động;
- (7) Áp dụng trong trường hợp tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động: Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNGT hoặc của Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; trường hợp không có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn hoặc Biên bản điều tra tai nạn giao thông: Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn và tên của cơ quan xác nhận;
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Trợ cấp tai nạn hàng tháng chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Toàn bộ thông tin cũng như hồ sơ biểu mẫu về vấn đề “Trợ cấp tai nạn hàng tháng” đã được Luật sư X chúng tôi đề cập trong bài viết, bạn đọc quan tâm đến những vấn đề pháp lý khác như dịch vụ soạn thảo hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh,… vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0833102102 để nhận được tư vấn chính xác nhất đến từ đội ngũ Luật sư, và chuyên viên tư vấn pháp lý dày dặn kinh nghiệm nhất.
Mời bạn đọc thêm
- Mức bồi thường tai nạn lao động năm 2023
- Quy định đóng bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp như thế nào?
- Bị tai nạn trong lúc làm việc thì được hưởng chế độ gì?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trợ cấp phục vụ: “Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.”
Theo Điều 50 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định thời điểm hưởng trợ cấp như sau:
– “Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 48, 49 và 52 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng người lao động được cấp Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
– Trường hợp người lao động được đi giám định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 47 của Luật này thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa”