Đối với mỗi ngư dân, tàu cá là phương tiện giúp người dân có nguôn thu và nó có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm việc giúp họ ra khới đánh bắt thuỷ hải sản. Tàu cá có thể được hiểu là một loại phương tiện đường thủy có lắp động cơ hoạt động hoặc không lắp động cơ, phương tiện này bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản giúp cho những ngư dân trên biển kiếm được khoản thủ nuôi sống gia đình. Để đảm bảo con tàu có những điều kiện đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn trước khi ra khơi, người chủ phương tiện tàu cần phải đưa tàu đi đăng ký, đăng kiểm. Vậy hhồ sơ đăng ký tàu cá nộp ở cơ quan nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hồ sơ đăng ký tàu cá nộp ở cơ quan nào” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật thủy sản năm 2017
- Nghị định 26/2019/NĐ-CP
- Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 71 Luật thủy sản năm 2017, Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
“Điều 71. Đăng ký tàu cá
3. Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá;
b) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm;
c) Có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá đối với trường hợp thuê tàu trần; giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Chủ tàu cá có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.”
– Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá;
– Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm;
– Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá đối với trường hợp thuê tàu trần; giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi chủ tàu cá có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.
Như vậy, để các loại tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá thì các tàu cá đó đều sẽ cần đáp ứng các quy định về điều kiện được nêu cụ thể bên trên. Nếu như thiếu một trong số các điều kiện nay thì tàu cá sẽ không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá.
Trong thời gian tới, để nhằm đảm bảo hoạt động đánh bắt thuỷ sản thì toàn bộ số tàu cá khai thác hải sản xa bờ sẽ phải lắp đặt thiết bị định vị vệ tinh và thiết bị giám sát hành trình theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký tàu cá
Căn cứ Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT quy định về đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản như sau:
“Điều 21. Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản
2. Hồ sơ đối với tàu đóng mới gồm:
a) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính văn bản chấp thuận đóng mới đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản;
d) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;
đ) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);
e) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên).”
“Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá như sau:
9. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 21 như sau:
“e) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên.”
Thủ tục đăng ký tàu cá
Căn cứ Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT quy định về đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản như sau:
“Điều 21. Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản
7. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng thông tin một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax) nếu có;
b) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào Sổ đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 05.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư và cấp Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo Mẫu số 06.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.”
Hồ sơ đăng ký tàu cá nộp ở cơ quan nào ?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT quy định về đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản như sau:
“Điều 21. Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Thẩm quyền đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp đăng ký tàu cá trên địa bàn;
b) Tổng cục Thủy sản cấp đăng ký tàu công vụ thủy sản.”
b) Bổ sung điểm đ vào khoản 1 Điều 22 như sau:
“đ) Tàu đã được cấp Giấy xác nhận đã đăng ký.””
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Việc cấp phép nhập khẩu tàu cá được quy định như thế nào?
- Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá vỏ vật liệu mới?
- Cơ quan nào cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đăng ký tàu cá nộp ở cơ quan nào”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như Tách thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 49 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì:
4. Sau khi các thông tin đã được thanh tra, kiểm tra, xác minh, Tổng cục Thủy sản thông báo ngay đến các quốc gia có liên quan đến con tàu và lịch trình di chuyển của tàu để xử lý theo quy định.
5. Tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia mà tàu đăng ký ở cột thấp hơn.
Như vậy, đối với tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia tàu đăng ký ở cột thấp hơn.
Tại Điều 20 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT quy định về số đăng ký và tên tàu cá, tàu công vụ thủy sản như sau:
1. Số đăng ký được viết hai bên mạn phía mũi tàu, trường hợp tàu nhỏ không thể viết số đăng ký ở bên mạn phía mũi tàu thì làm biển số gắn ở phía ngoài vách ca bin hoặc vách buồng ngủ, nếu tàu không có ca bin và buồng ngủ thì viết hoặc gắn vào bất kỳ vị trí nào của thân tàu, nơi dễ nhìn thấy.
2. Chữ và số viết ngay ngắn, rõ ràng bằng kiểu chữ la tinh in đều nét, mầu chữ và số tương phản với mầu nền viết để nhìn rõ.
3. Kích cỡ chữ và số phải tương xứng kích cỡ tàu, bề dày nét chữ và số không nhỏ hơn 30 mm, chiều cao chữ và số không nhỏ hơn 200mm. Đối với trường hợp tàu quá nhỏ, kích cỡ chữ và số phải đảm bảo rõ ràng, dễ nhìn thấy.
4. Số đăng ký tàu cá gồm 03 nhóm ký tự (tính từ trái sang phải), các nhóm ký tự cách nhau bởi dấu “-” như sau:
a) Nhóm thứ nhất: Các chữ cái viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Nhóm thứ hai: Gồm 05 chữ số theo thứ tự từ 00001 đến 99999.
c) Nhóm thứ ba: Gồm 02 chữ: “TS” (Thủy sản).
5. Số đăng ký tàu công vụ thủy sản gồm 03 nhóm ký tự (tính từ trái sang phải), các nhóm ký tự cách nhau bởi dấu “-” như sau:
a) Nhóm thứ nhất gồm 02 chữ cái “KN” đối với tàu công vụ thủy sản, thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản và “NC” đối với tàu điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản;
b) Nhóm thứ hai gồm 03 chữ số theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Nhóm thứ ba gồm 02 chữ cái “VN” đối với tàu do Trung ương quản lý hoặc các chữ cái viết tắt tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này đối với tàu địa phương quản lý.
6. Tên tàu cá do chủ tàu tự đặt và được kẻ phía trên vách cabin.