Trong thời buổi hội nhập toàn cầu hiện nay, việc người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp hoặc ngược lại diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, vì khoảng cách vị tri địa lý mà bên sử dụng lao động và cá nhân người nước ngoài không thể trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau. Trong trường hợp này, nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định hiện hành, đơn vị sử dụng lao đông ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài từ xa được không? Quy định về nghĩa vụ của các bên khi ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài như thế nào? Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng gì?
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong Bộ luật Dân sự, hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng có những đặc điểm riêng. Các quy phạm của hợp đồng dịch vụ điều chỉnh các loại dịch vụ cụ thể như: Dịch vụ sửa chữa tài sản, dịch vụ pháp lí, dịch vụ cung cấp thông tin thương mại, dịch vụ quảng cáo.
Ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài từ xa được không?
Hợp đồng dịch vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật này áp dụng cho cả đối tượng là người nước ngoài (không phân người nước ngoài này có ở Việt Nam hay không).
Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau:
“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”
Tại Điều 514 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đối tượng của hợp đồng dịch vụ như sau:
“Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Theo đó, nếu đã không thuộc trường hợp được phép ký hợp đồng lao động làm việc từ xa với người nước ngoài thì có thể xem xét ký hợp đồng dịch vụ. Trường hợp này hợp đồng dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu của các bên.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài như thế nào?
Đối với bên sử dụng dịch vụ có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 515 và Điều 516 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
“Điều 515. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ
- Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
- Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Điều 516. Quyền của bên sử dụng dịch vụ
- Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, người sử dụng dịch vụ cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc và trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận. Đồng thời có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Đối với bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ và quyền được quy định tại Điều 517 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 517. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
- Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
- Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
- Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
- Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Điều 518. Quyền của bên cung ứng dịch vụ
- Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
- Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
- Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.”
Theo đó, bên cung ứng có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc và yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
Khi nào được đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài?
Theo Điều 520 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ như sau:
“Điều 520. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ
- Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Đồng thời tại Điều 519 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc trả tiền dịch vụ như sau:
“Điều 519. Trả tiền dịch vụ
- Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.
- Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.
- Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Như vậy, trường hợp của bạn là bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghĩa vụ trả tiền dịch vụ tại khoản 1 Điều 519 Bộ luật Dân sự 2015 nên bên cung ứng dịch là bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía hãng xe.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ kết hôn với người nước ngoài đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân nước ngoài”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Giấy phép sàn thương mại điện tử. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động 2019, theo đó đối tượng điều chỉnh của Bộ luật gồm:
– Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
– Người sử dụng lao động.
– Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Theo đó người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mới thuộc đối tượng áp dụng, cho nên nếu người nước ngoài không đến Việt Nam để làm việc thì không thể áp dụng quy định của Bộ luật Lao động để ký hợp đồng lao động được.
Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp doanh nghiệp đều phải đóng dấu trong hợp đồng.
Đối với bên sử dụng dịch vụ có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 516 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
Điều 516. Quyền của bên sử dụng dịch vụ
Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, người sử dụng dịch vụ cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc và trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận. Đồng thời có quyền yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.