Xin chào Luật sư, tôi làm công chức nhà nước. Sau 20 năm, công tác cũng tích góp được một số tiền để mua một mảnh đất. Giá cả của mảnh đất đó cũng khá rẻ tuy nhiên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể hiện lối đi qua. Chủ sở hữu cũ bảo là trên thực địa có lối đi chung. Nhưng giá đất rẻ so với những mảnh đất khác tôi xem nên tôi vẫn quyết định mua. Nhưng tôi vẫn hơi thắc mắc nếu lối đi đó có xảy ra tranh chấp thì sẽ giải quyết ra sao. Ví dụ như hàng xóm lấn chiếm đường đi chung đó thì như thế nào vì chính xác trên giấy chứng nhận đất chỉ có phần đất chứ không có lối đi. Vậy nên, Luật sư cho tôi hỏi về thủ tục cập nhật đường đi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau. Hi vọng mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là đất không có đường đi?
Phần đất không có đường đi hay còn gọi là đất không có lối đi là phần diện tích đất của người ở phía bên trong bị vây bọc xung quanh những bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có đủ lối đi ra đường lớn.
Đất không có đường đi cũng có thể được xác định là những thửa đất khi tra cứu trên bản đồ địa chính không thể hiện trên bản đồ phần đường đi vào.
Hiện nay, Luật đất đai 2013 không có một quy định cụ thể nào về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có đường đi, tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản như trên.
Quy định về quyền lối đi qua của đất không có đường đi
Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định Quyền về lối đi qua như sau:
Điều 254. Quyền về lối đi qua
- Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
- Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Theo đó chủ sở hữu đất bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Pháp luật tôn trọng quyền của các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Trong đó, sự thỏa thuận về lới đi chung có vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Tuy nhiên pháp luật cũng có quy định về quyền lợi của các bên khi thỏa thuận về việc mở lối đi là chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cạnh đó thì phần bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định mà không có đền bù.
Đất không có đường đi có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Để xác định thửa đất không có lối đi vào có được cấp sổ đỏ hay không, chúng ta cần xem xét đến việc thửa đất đó có đủ điều kiện được cấp hồng hay không và thửa đất có thuộc những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hay không. Cụ thể:
Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ thể đang sử dụng đất cần phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 99,100,101 và Điều 102 Luật đất đai năm 2013 như sau:
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013
- Chủ sở hữu đất không có đường đi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau 01/07/2014
- Đất không có đường đi là đất được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
- Chủ sở hữu đất không có đường đi được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
- Người sở hữu đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với mảnh đất không có đường đi đó;
- Chủ sở hữu đất không có đường đi đã mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất từ người khác;
- Đất không có đường đi là đất được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Chủ sở hữu đất không có đường đi tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
- Đất không có đường đi đi đã được cấp giấy chứng nhận rồi nhưng người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Bổ sung đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào?
Tại Điều 12 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc thể hiện sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận, theo đó trường hợp thửa đất có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thế hiện ranh giới giữa các phần đất bằng nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Thủ tục cập nhật đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Điều 171 Luật Đất đai 2013 quyền về lối đi qua là quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề do đó việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký biến động đất đai.
Thủ tục cập nhật đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
– Chuẩn bị hồ sơ: Theo quy định tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT), người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Giấy tờ xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề (biên bản thỏa thuận);
– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên sẽ tiến thành nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh.
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ;
– Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ: Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất – Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quy định đấu giá quyền sử dụng đất không thành năm 2023
- Thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình có cần chữ ký tất cả thành viên không?
- Nghĩa vụ tài chính khi tặng cho quyền sử dụng đất
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục cập nhật đường đi vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định các điều kiện để được sang tên đất đai bao gồm:- Có Sổ đỏ/Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
– Đất không có tranh chấp tại thời điểm sang tên;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 191 Luật Đất đa 2013 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất gồm:
Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Trường hợp 2: Đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp 3: Không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Trường hợp 4: Nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.
Như vậy, nếu chỉ vì lý do là đất không có đường đi mà không được sang tên thì trả lời của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là không có cơ sở.
Phần đất không có đường đi hay còn gọi là đất không có lối đi là phần diện tích đất của người ở phía bên trong bị vây bọc xung quanh những bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có đủ lối đi ra đường lớn. Đất không có đường đi cũng có thể được xác định là những thửa đất khi tra cứu trên bản đồ địa chính không thể hiện trên bản đồ phần đường đi vào.
Phần lối đi dẫn ra đường lớn được người dân sử dụng làm lối đi chung, tuy nhiên thực tế việc xác định diện tích để xây dựng lối đi chung không rõ ràng rất dễ phát sinh những tranh chấp.