Sau một thời gian hoạt động có những doanh nghiệp họ muốn mở thay đổi mở rộng kinh doanh bằng cách thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Nếu muốn mở rộng kinh doanh sang khu vực tỉnh/ thành phố khác thì doanh nghiệp đó chỉ có thể thành lập chi nhánh. Còn nếu đối với thành lập địa điểm kinh doanh thì chỉ áp dụng khi muốn mở rộng hoạt động trong cùng một khu vực tỉnh/ thành phố đó. Khi doanh nghiệp đăng ký địa điểm kinh doanh thành công sẽ được cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh và cơ quan đó cũng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp thay đổi địa chỉ trên giấy phép kinh doanh
Theo Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, sẽ có các trường hợp thay đổi địa chỉ trên giấy phép kinh doanh sau:
Thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh đến nơi khác cùng quận, huyện thành phố trực thuộc trung ương
Trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ trụ sở doanh nghiệp đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Trong trường hợp này cơ quan thuế quản lý với doanh nghiệp sẽ không thay đổi và vẫn do Phòng quản lý kinh doanh tại quận huyện thành phố trực thuộc trung ương đó quản lý. Nên việc thay đổi địa chỉ trụ sở vẫn sẽ thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh đến nơi khác quận, huyện, thành phố trực thuộc trung ương
Đối với doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi địa chỉ công ty khác quận, huyện thành phố trực trung ương so với trụ sở doanh nghiệp hiện tại.
Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đặt trụ sở chính dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế. Sau đó mới thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh khác quận tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới. (Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP)
Chuyển địa chỉ sang một tỉnh/thành phố khác
Trường hợp này cũng tương tự như với trường hợp đổi địa chỉ sang quận huyện khác cùng thuộc một tỉnh. Cơ quan quản lý thuế với doanh nghiệp sẽ thay đổi. Do đó trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi đặt trụ sở chính dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Hướng dẫn viết Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Nội dung thông tin có Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thể hiện các thông tin như sau:
Thứ nhất, Thông tin do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố.
+ Tên gọi: Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh,
+ Mã số địa điểm kinh doanh,
+ Ngày cấp lần đầu và ngày đăng ký thay đổi (Trường hợp có thay đổi)
+ Chữ ký kèm họ và tên của người thực hiện (Phó trưởng phòng hoặc Trường phòng đăng ký kinh doanh) có đóng dấu. Thông tin nằm ở cuối của Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
Thứ hai, Các thông tin của địa điểm kinh doanh
- Tên địa điểm kinh doanh
Tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt.
Tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài.
Tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp viết tắt.
- Địa chỉ địa điểm kinh doanh
Phải ghi địa chỉ đủ 4 cấp bao gồm: số nhà, tổ/ấp/đường/khu phố, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố của địa điểm kinh doanh
Và các thông tin liên lạc khác bao gồm: số điện thoại, email, fax, website…
Thứ ba, Thông tin người đứng đầu địa điểm kinh doanh
Thể hiện thông tin cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh như sau:
- Họ và tên đầy đủ, giới tính.
- Ngày tháng năm sinh, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch.
- Loại giấy tờ chứng thực cá nhân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu theo quy định. Số giấy tờ chứng thực (bao gồm ngày cấp, nơi cấp, đơn vị cấp).
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với người đứng đầu địa điểm.
- Nơi ở hiện tại của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
Thứ tư, Thông tin về doanh nghiệp chủ quản của địa điểm kinh doanh
- Tên doanh nghiệp.
- Mã số doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính.
Quy trình thực hiện thủ tục nộp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh công ty
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo mẫu quy định tại Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
+ Mã số doanh nghiệp;
+ Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
+ Tên địa điểm kinh doanh:
+ Địa chỉ của địa điểm kinh doanh:
+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
– Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty;
– Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh
– Bản sao chứng thực CMTND/Căn cước/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh công ty
Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh sẽ thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập địa điểm kinh doanh;
Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh như thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh….vv.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm theo quy định;
Hồ sơ là tại liệu quan trọng và là căn cứ để cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm cho doanh nghiệp, chi tiết hồ sơ đã được chúng tôi trình bày ở nội dung trên.
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập đến Phòng Đăng ký kinh doanh
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bằng hình thức online (trực tuyến) qua công thông tin quốc gia
Bước 4: Thẩm định hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh công ty
Hồ sơ sau khi được nộp sẽ được sở kế hoạch đầu tư xem xét tính hợp pháp để tiến hành cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh hoặc yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh công ty
Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành cập giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp và đăng thông tin thông tin địa điểm trên cơ sở dữ liệu.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh rượu năm 2023
- Cách đăng ký hộ kinh doanh cá thể đơn giản năm 2023
- Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ ra sao năm 2023?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đổi tên khai sinh Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết: Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.
– Mỗi địa điển kinh doanh của doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm;
– Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
– Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh;
– Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh: địa điểm kinh doanh sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm kinh doanh, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt.
+ Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt. Quý khách hàng cũng có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
+ Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”.
+ Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, khi thành lập địa điểm kinh doanh từ ngày 25/02/2020 đến ngày 31/12/2020, các địa điểm kinh doanh mới thành lập thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ được miễn thuế môn bài.