Đất đai luôn được coi là tài nguyên đặc biệt quan trọng. Trong sử dụng đất đai, quyền sở hữu và quyền sở hữu có liên quan chặt chẽ và đóng vai trò chi phối. Nó có thể rất quan trọng đối với việc phát triển, quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai và tài sản của chính phủ. Việc quy định các quyền cho người sử dụng đất là điều vô cùng quan trọng để duy trì, phân bổ, sắp xếp tài nguyên đất chó phù hợp. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Quy định việc mở rộng các quyền cho người sử dụng đất năm 2023” của Luật sư X để tham khảo thêm về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Quyền sử dụng đất và người sử dụng đất là gì?
Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,…
Người sử dụng đất là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho phép sử dụng đất bằng một trong các hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, có quyền và nghĩa vụ mà nhà nước quy định trong thời hạn sử dụng đất. Điều 5 Luật Đất đai quy định các đối tượng là người sử dụng đất.
Người sử dụng đất gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013 thì Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập,…
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, tổ dân phố,… và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ, tu viện, trụ sở của tổ chức tôn giáo,..);
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Quyền chung của người sử dụng đất
Điều 166 Luật đất đai quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:
1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Quy định việc mở rộng các quyền cho người sử dụng đất năm 2023
Tổ chức trong nước được lựa chọn hình thức thuê đất
Luật đất đai năm 2013 mở rộng quyền lựa chọn hình thức thuê đất áp dụng cho cả các tổ chức kinh tế trong nước thuê đất lựa chọn trả tiền thuê một lần; cụ thể: Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính; hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Luật đất đai năm 2013 mở rộng quyền cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất; quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
Về bảo đảm và trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
Luật đất đai năm 2013 kế thừa quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất từ Luật đất đai năm 2003 và bổ sung các bảo đảm mới như: bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp; cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện theo quy định; bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi theo quy định.
Nhà nước có các trách nhiệm cụ thể về xây dựng; quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân…
Luật đất đai năm 2013 bổ sung và quy định rõ quyền; và nghĩa vụ sử dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất ở; đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số; việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtl quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng; bổ sung quy định chính sách miễn; giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho người nghèo; đồng bào dân tộc thiểu số.
Nâng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
Luật đất đai năm 2013 nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình; cá nhân từ 20 năm (Luật đất đai 2003) lên 50 năm; thống nhất cho các loại đất nông nghiệp; cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp) ( Khoản 2 Điều 126).
Luật đất đai năm 2013 quy định một mục mới về điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Để đảm bảo người sử dụng đất thực hiện đúng đắn; có hiệu quả các quyền lợi của mình; Nhà nước đặt ra những điều kiện riêng về thực hiện các quyền của người sử dụng đất; tạo sự thống nhất giữa các chủ thể cũng như vai trò quản lí đất đai của đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định việc mở rộng các quyền cho người sử dụng đất năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về tư vấn đặt cọc đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sang tên sổ đỏ khi nào?
- Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất sau ly hôn năm 2023
- Gia hạn thời hạn sử dụng đất như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Điều 167 Luật đất đai cho phép người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
Đối với nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế;
Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất .
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
Điều 169 Luật đất đai quy định tùy từng đối tượng nhận quyền sử dụng đất là Hộ gia đình, cá nhân, Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh,… sẽ có quyền được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua một số hình thức sau:
Nhận tặng cho, nhận thừa kế, góp vốn;
Thông qua hình thức mua, thuê mua, thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
Thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;
Theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND có thẩm quyền công nhận;
Thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ;
Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;
Văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
Văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung…