Đấu giá quyền sử dụng đất là hình thức quá quen thuộc và phổ biến để nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đồng thời, đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những nguồn thu nhập quan trọng nhất của nhiều thành phố. Vì quyền sử dụng đất là tài sản lớn nên việc chuyển nhượng, bao gồm cả hoạt động đấu giá đất, phải được thực hiện theo các quy định chặt chẽ. Và tất nhiên là không phải trường hợp đấu giá đất nào cũng được phê duyệt. Vậy đấu giá quyền sử dụng đất không thành được quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này của Luật sư X nhé!
Trường hợp phải đấu giá quyền sử dụng đất
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau:
- Giao đất ở tại đô thị, tại nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân.
- Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua.
- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê.
- Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Sử dụng đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương mại – dịch vụ.
- Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích công ích (đất 5%) để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
- Giao đất, cho thuê đất đối với đất được Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Giao đất, cho thuê đất đối với những trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Lưu ý: Trường hợp đất đưa ra đấu giá mà không có người tham gia hoặc chỉ có 01 người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưng không thành thì Nhà nước sẽ giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá.
Trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất
Khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2013 quy định khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong những trường hợp sau đây thì không đấu giá quyền sử dụng đất:
- Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng.
- Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 Luật Đất đai 2013 như: Đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân dân tộc thiểu số; đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư hoặc lĩnh vực ưu đãi đầu tư,…
- Sử dụng đất quy định tại điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Đất đai như: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp,…
- Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản.
- Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở tái định cư.
- Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức khi chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền.
- Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở.
- Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở.
- Các trường hợp khác do Thủ tướng quyết định.
Quy định đấu giá quyền sử dụng đất không thành năm 2023
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:
“Điều 52. Đấu giá không thành
1. Các trường hợp đấu giá không thành bao gồm:
a) Đã hết thời hạn đăng ký mà không có người đăng ký tham gia đấu giá;
b) Tại cuộc đấu giá không có người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá;
c) Giá trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên;
d) Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;
đ) Người đã trả giá rút lại giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này mà không có người trả giá tiếp;
e) Trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
g) Đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Điều 59 của Luật này.
Thủ tục tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tục này do cơ quan tổ chức đấu giá thực hiện.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP, thủ tục tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất gồm những bước sau:
Bước 1: Lập phương án đấu giá
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đấu giá
Bước 3: Quyết định đấu giá
Bước 4: Xác định và phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất tham gia đấu giá
Bước 5: Lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị thực hiện cuộc bán đấu giá đất
Bước 6: Phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất
Bước 7: Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất sau khi có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
Người dân tham gia đấu giá đất như thế nào?
Bước 1: Xem thông tin về cuộc đấu giá
Điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định tổ chức đấu giá phải niêm yết việc đấu giá tài sản ít nhất là trước 15 ngày mở cuộc đấu giá tại các địa điểm sau:
- Tại trụ sở của tổ chức đấu giá.
- Tại nơi tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất.
- Tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đất.
Như vậy, người dân xem kỹ thông tin về cuộc đấu giá đất tại một trong những địa điểm trên.
Bước 2: Đăng ký tham gia đấu giá
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản 2016, người dân đăng ký tham gia đấu giá đất thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá đất hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá, cụ thể:
Tổ chức đấu giá bán hồ sơ tham gia đấu giá và tiếp nhận hồ sơ trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày.
Do đó, người dân liên hệ với tổ chức đấu giá để mua và nộp hồ sơ.
Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do hai bên thỏa thuận nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của quyền sử dụng đất.
Gửi tiền đặt trước vào tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá mở tại ngân hàng thương mại/chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp khoản tiền đặt trước dưới 05 triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá.
Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
Bước 3: Tham gia đấu giá
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định đấu giá quyền sử dụng đất không thành năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về ký hợp đồng công chứng mua bán nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Việc lập dự toán chi phí đấu giá quyền sử dụng đất như thế nào?
- Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có phải công chứng không?
- Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
Câu hỏi thường gặp
Sau khi xác định trường hợp đấu giá là không thành, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuộc đấu giá không thành, tổ chức đấu giá tài sản trả lại tài sản, giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác theo khoản.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 50/2019/TT-BTC (Có hiệu lực ngày 01/10/2019), 6 trường hợp được xem đấu giá không thành công bao gồm:
Hết thời hạn đăng ký mà không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia đấu giá hoặc chỉ có 01 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá;
Sau khi nộp tiền đặt cọc đến hết thời hạn nộp phiếu tham dự đấu giá không có nhà đầu tư nào nộp phiếu tham dự đấu giá;
Không có nhà đầu tư nào trả giá tại cuộc đấu giá;
Tất cả các nhà đầu tư trả giá cao nhất bằng nhau đều từ chối mua hoặc từ chối bỏ phiếu kín;
Nhà đầu tư trúng đấu giá nhưng từ chối mua;
Tất cả các nhà đầu tư vi phạm quy định của Quy chế đấu giá.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:
Điều 25. Xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành
5. Thủ tục thay đổi hình thức xử lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày xác định việc đấu giá không thành, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này ra Quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công.
Hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công gồm:
Văn bản đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này (trong đó nêu rõ lý do đấu giá không thành và mô tả đầy đủ quá trình tổ chức đấu giá): 01 bản chính;
Văn bản đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá của các cơ quan quản lý cấp trên có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
Quyết định bán đấu giá tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao;
Biên bản bán đấu giá tài sản (nếu có) và các hồ sơ liên quan đến quá trình tổ chức đấu giá tài sản: 01 bản sao;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này xem xét, quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức đấu giá lại;
c) Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền ra Quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công lập hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định hình thức xử lý khác theo quy định tại Nghị định này.