Tài khoản ngân hàng có vai trò rất quan trọng không chỉ đối cá nhân mà còn đối với các doanh nghiệp, công ty. Sau khi mở hoặc thay đổi số tài khoản ngân hàng thì doang nghiệp, công ty cần phải thực hiện thông báo tài khoản ngân hàng của mình đối với các khách hàng, đối tác để tiện trong quá trình làm việc, giao dịch, hợp tác và thanh toán. Vậy mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng được soạn thảo ra sao?
Để giải đáp câu hỏi trên mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Mẫu thông báo tài khoản ngân hàng là gì?
Theo quy định cũ, doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo tài khoản ngân hàng tới cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định mới thì doanh nghiệp không bắt buộc phải thông báo tài khoản ngân hàng tới các các cơ quan này. Do vậy, trường hợp có nhu cầu doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo tài khoản ngân hàng cho khách hàng, đối tác để khách hàng, đối tác có thể có thông tin tài khoản ngân hàng để thực hiện chuyển khoản thanh toán trong các giao dịch hàng ngày.
Mẫu thông báo tài khoản ngân hàng chính là văn bản được công ty, doanh nghiệp thông báo về số tài khoản ngân hàng của đơn vị mình dùng trong giao dịch đến các khách hàng, đối tác của công ty, doanh nghiệp mình. Thông thường, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều số tài khoản và nhiều ngân hàng khác nhau để thuận tiện cho các giao dịch liên quan đến hoạt động thương mại, kinh doanh. Tuy nhiên, công ty cần có thông báo rõ ràng về việc sử dụng số tài khoản nào, ngân hàng nào cho hợp đồng kinh doanh, hợp tác của mình, tránh tình trạng giao dịch về vấn dề này nhưng lại chuyển tiền vào tài khoản dùng để làm giao dịch trong các lĩnh vực khác.
Trong trường hợp khác, công ty, doanh nghiệp cũng cần Mẫu văn bản thông báo tài khoản ngân hàng đến Sở kế hoạch và đầu tư hoặc đến đối tác nếu họ tiến hành đổi số tài khoản ngân hàng hoặc đổi chi nhánh giao dịch để các bên nắm rõ.
Như vậy, mẫu thông báo tài khoản ngân hàng là một thông báo mang nội dung thông tin gửi tới khách hàng trong đó xác nhận thông tin số tài khoản, ngân hàng, chủ tài khoản của doanh nghiệp.
Lợi ích của việc sử dụng tài khoản ngân hàng khi giao dịch
- Khi đăng ký và sử dụng tài khoản ngân hàng thì chủ tài khoản có thể thanh toán, rút tiền mặt hoặc yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản như thực hiện ủy nhiệm chi, lệnh chi, nhờ thu, thẻ ngân hàng, chuyển tiền, thu hộ,…
- Việc sử dụng tài khoản thanh toán chung của doanh nghiệp phải được thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng quản lý và sử dụng tài khoản và tuân theo các nguyên tắc như sau:
- Các chủ tài khoản ngân hàng chung có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài khoản thanh toán chung; việc sử dụng tài khoản này phải được sự đồng ý của tất cả những chủ tài khoản đó.
- Tất cả những thông tin liên quan và thông báo có liên quan đến việc sử dụng tài khoản thanh toán chung phải được gửi đến tất cả các chủ tài khoản trừ trường hợp giữa các bên có sự thỏa thuận khác.
Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng
Hướng dẫn làm mẫu thông báo số tài khoản đến khách hàng
Khi có sự thay đổi hoặc cập nhật số tài khoản của ngân hàng thì cần phải có thông báo đến khách hàng để khách hàng có thể nắm rõ khi thực hiện giao dịch.
- Thông báo sẽ gồm tên thông báo được viết bằng chữ in hóa và đặt giữa văn bản, cụ thể THÔNG BÁO SỐ TÀI KHOẢN ĐẾN KHÁCH HÀNG
- Phần kính gửi: Ghi chung là kính gửi quý khách hàng hoặc là tên khách hàng cụ thể trong trường hợp cần thiết;
- Nội dung thông báo: Ghi cụ thể lý do thông báo, tên tài khoản ngân hàng hiện tại đang sử dụng và số tài khản ngân hàng.
- Sau đó người đại diện công ty, doanh nghiệp ký tên.
Doanh nghiệp khi không thông báo tài khoản ngân hàng có thể bị xử phạt ra sao?
Mức phạt khi không thông báo tài khoản ngân hàng cụ thể như sau:
Do doanh nghiệp không cần thông báo tài khoản ngân hàng nên sẽ không bị phạt. Các tổ chức khác nếu chậm thay đổi thông tin xử phạt theo quy định mới tại nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
” Điều 11. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế
- Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế mà có tình tiết giảm nhẹ;
- b) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế mà có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, trừ trường hợp xử phạt theo điểm a khoản 1 Điều này.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
- b) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
- b) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
- b) Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
- Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp sau đây:
- a) Cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi được cấp thẻ căn cước công dân;
- b) Cơ quan chi trả thu nhập chậm thông báo thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi người nộp thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân được cấp thẻ căn cước công dân;
- c) Thông báo thay đổi thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế về địa chỉ người nộp thuế quá thời hạn quy định do thay đổi địa giới hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Nghị quyết của Quốc hội.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.”
Căn cứ theo quy định này ta thấy rằng, đối với các đơn vị không hoạt động theo luật doanh nghiệp (như công ty luật, văn phòng công chứng, tổ chức khác…) thực hiện thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế bằng mẫu 08-MST theo thông tư 105/2020/TT-BTC. Đơn vị chuẩn bị 2 bản mẫu 08-MST và nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan thuế. Cơ quan thuế nhận một bản và đóng dấu tiếp nhận bản còn lại trả cho đơn vị. Khi tiến hành đăng ký tài khoản doanh nghiệp nên xin thêm mẫu tờ khai của ngân hàng để khai phục vụ việc đăng ký nộp thuế điện tử sau này, tránh mất thời gian đi lại.
Có thể bạn quan tâm:
- Bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp như thế nào đối với người lao động?
- Thủ tục hành chính về đất đai theo quy định mới 2023
- Thời gian ly thân bao lâu thì có thể ly hôn?
- Thủ tục trưng dụng đất được diễn ra như thế nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng mới năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Tài khoản công ty, doanh nghiệp là tài khoản ngân hàng do tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân… làm chủ. Tài khoản doanh nghiệp dùng để thanh toán các giao dịch của công ty, doanh nghiệp.
Muốn rút tiền từ tài khoản công ty, bạn cần sử dụng Séc. Doanh nghiệp có thể đăng ký mua Séc tại ngân hàng đã mở tài khoản doanh nghiệp. Séc rút tiền phải được đóng dấu mộc của công ty và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật, đồng thời có thông tin của người đi rút tiền thì mới được ngân hàng chấp nhận.
Việc một số điện thoại đăng ký được mấy tài khoản ngân hàng thì phụ thuộc từng ngân hàng. Còn nếu mở ở các ngân hàng khác nhau thì bao nhiêu cũng được.