Xin chào Luật sư. Hiện nay gia đình tôi đang kinh doanh theo hình thức hộ gia đình và đồng thời có kết hợp kinh doanh những loại mặt hàng dễ cháy nên có thắc mắc về quy định về PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh ra sao? Đối với hình thức kinh doanh của gia đình tôi sẽ cần đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy như thế nào? Tôi có tìm hiểu thì được biết rằng cần chuẩn bị hồ sơ theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh, vậy không biết rằng hồ sơ này gồm những gì? Và khi cần cập nhật, bổ sung thì ai có trách nhiệm thực hiện việc bổ sung, cập nhật hồ sơ này? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 136/2020/NĐ-CP
- Thông tư 149/2020/TT-BCA
Quy định về PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở cụ thể như sau:
“Điều 5. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.”
Tại Mục 21 Phụ lục III Danh mục cơ sở do cơ quan công an quản lý được ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định:
“21. Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình có tổng diện tích sản xuất, kinh doanh từ 300 m2 trở lên./.”
Kết hợp các quy định trên, trường hợp hộ gia đình có nhà ở kết hợp với kinh doanh hàng hóa dễ cháy nếu có tổng diện tích kinh doanh từ 300 m2 trở lên thì cần phải đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, thuộc cơ quan công an quản lý.
Hồ sơ theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy đối với nhà ở kết hợp kinh doanh hàng hóa dễ cháy gồm những tài liệu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 149/2020/TT-BCA có quy định như sau:
“Điều 4. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP … do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ, gồm:
a) Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
b) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có); văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ;
c) Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
d) Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (nếu có);
đ) Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;
e) Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
g) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
h) Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
i) Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có);
k) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
l) Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.”
Theo quy định trên, đối với hộ gia đình có nhà ở kết hợp để kinh doanh hàng hóa cần đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, người đứng đàu hộ kinh doanh cần lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở gồm những thành phần cụ thể trên.
Trường hợp cần thiết cập nhật hồ sơ theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì ai có trách nhiệm cập nhật?
Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 149/2020/TT-BCA có quy định như sau:
“Điều 4. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy\
…
3. Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy.”
Như vậy, trường hợp cần thiết cập nhật hồ sơ theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thực hiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lực lượng pccc thực hiện công tác cnch đối với sự cố tai nạn nào?
- Ai là người ký điều lệ công ty TNHH?
- Quy định về PCCC đối với hộ kinh doanh cá thể mới năm 2023
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định về PCCC đối với nhà ở kết hợp kinh doanh năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn thủ tục rút đơn ly hôn thuận tình nhanh chóng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Quy định về lối thoát nạn
Quy định an toàn trong lắp đặt, sử dụng điện
Quy định an toàn trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt
Quy định an toàn trong sắp xếp hàng hóa
Việc lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo vào nhà ở có sẵn, phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về quảng cáo, tuân thủ QCVN 17:2018/BXD.
Quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Ngoài các quy định nêu trên, chủ hộ kinh doanh, cá nhân phải duy trì thực hiện biện pháp an toàn tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 6 Quy định này trong suốt quá trình hoạt động.
Tại Điều 28 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định phòng cháy đối với trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ như sau:
Tại trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn điện, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và các biện pháp khác về phòng cháy khi rời nơi làm việc.
Tại Khoản 1 Điều 20 Luật phòng cháy chữa cháy 2001, Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau đây:
Có quy định, nội quy về an toàn phòng cháy và chữa cháy;
Có các biện pháp về phòng cháy;
Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở;
Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy;
Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan;
Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Trường hợp không có nội quy PCCC theo yêu cầu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 29. Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và thực hiện nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.”
Theo đó đối với hành vi không có nội quy PCCC có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.