Việc tặng quà khách hàng, đối tác hay nhân viên là một hoạt động diễn ra rất phổ biến trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp mỗi khi đến các dịp như lễ tết, sinh nhật, chúc mừng khai trương … Việc chi mua các loại hàng hóa để biếu, tặng cho khách hàng hay người lao động sẽ sử dụng nguồn quỹ trực tiếp của doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì những khoản chi cho việc chi tiêu, mua sắm quà tặng trong các dịp này có phải chịu thuế hay có được xuất hóa đơn hay không và nếu có thì cách “Hạch toán xuất hóa đơn quà tặng” ra sao?. Hãy cùng tìm hiểu các quy định chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Quy định về hóa đơn hàng hóa biếu tặng
Theo Điểm a Khoản 7 và Khoản 9 Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC:
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
…
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất) […]”
…
9. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 Phụ lục 4 như sau:
“2.4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.
Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.”
Như vậy, khi biếu, tặng hàng hóa, dù cho khách hàng hay người lao động trong doanh nghiệp, doanh nghiệp đều phải lập hóa đơn như trường hợp bán hàng hóa (kể cả trường hợp hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất hoặc hàng hóa do doanh nghiệp mua về để làm quà tặng).
Hạch toán xuất hóa đơn quà tặng như thế nào?
Hạch toán hàng biếu tặng với bên nhận:
Khi nhận được hàng được biếu, cho, tặng, kế toán hạch toán hàng biếu tặng như sau:
Nợ TK 156, 642, 242,…: Tổng giá trị hàng nhận bao gồm thuế GTGT
Có TK 711: Tổng giá trị hàng nhận bao gồm thuế GTGT.
Hạch toán hàng biếu tặng với bên cho:
Mỗi khi đến dịp lễ, tết, dịp đặc biệt của doanh nghiệp,… doanh nghiệp thường biếu, tặng hàng hóa, sản phẩm của mình cho khách hàng, đối tác hoặc công nhân viên để tri ân.
Khi hạch toán hàng biếu tặng sẽ có các trường hợp xảy ra như:
- Trường hợp hàng hóa về dùng để biếu, tặng ngay khách hàng, công nhân lao động;
- Trường hợp mua hàng hóa về nhập kho để dùng tặng, biếu;
- Trường hợp hàng hóa dùng để biếu, cho người lao động dùng bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi,…
– Trường hợp hàng hóa về dùng để tặng, cho, biếu ngay cho khách hàng không qua kho:
Hạch toán hàng biếu tặng khi doanh nghiệp mua hàng hóa dùng để biếu tặng về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn mua vào đã lập và tiền thuế GTGT như sau:
Nợ TK 641: Chi phí doanh nghiệp mua hàng biếu tặng.
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK 331, 111, 112: Tổng giá trị phải trả khi mua hàng biếu tặng, cho.
Có TK 3331: Tiền thuế GTGT đầu ra.
– Trường hợp hàng hóa dùng để biếu, tặng cho công nhân viên dùng bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Khi hàng hóa dùng để biếu, tặng cho người lao động, công nhân viên dùng bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi của DN, kế toán hạch toán hàng biếu tặng như sau:
Nợ TK 353: Tổng giá trị doanh nghiệp thanh toán hàng biếu tặng
Có TK 511: Trị giá hàng hóa dùng để biếu, tặng
Có TK 33311: Tiền thuế GTGT đầu ra.
Sau đó, kế toán ghi nhận giá vốn, hạch toán như sau:
Nợ TK 623: Giá vốn hàng hóa doanh nghiệp biếu, cho, tặng
Có TK 152, 153, 156,…: Giá vốn hàng hóa doanh nghiệp biếu, cho, tặng
– Trường hợp mua hàng hóa về nhập kho dùng để biếu, tặng:
+ Với trường hợp này, khi hàng hóa dùng để biếu, cho, tặng về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn mua vào, kế toán hạch toán hàng biếu tặng:
Nợ TK 152, 153, 156…: Tổng trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa doanh nghiệp dùng biếu, tặng
Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 331, 111,112…: Tổng trị giá phải thanh toán khi mua hàng biếu, tặng.
+ Khi doanh nghiệp xuất kho hàng hóa biếu, cho, tặng căn cứ vào hóa đơn xuất ra, kế toán hạch toán hàng biếu tặng như:
Nợ TK 641: Chi phí hàng hóa doanh nghiệp mua dùng cho biếu, tặng.
Có TK 152, 153, 156: Trị giá sản phẩm, hàng hóa,… mua về để biếu tặng.
Có TK 3331: Tiền thuế GTGT đầu ra.
Xuất hóa đơn GTGT cho hàng biếu tặng tương tự như xuất hóa đơn bán hàng thông thường, cần chú ý các nội dung sau:
- Ngày hóa đơn; Họ và tên người mua hàng; Mã số thuế: Ghi thông tin như thông thường.
- Tên đơn vị: Ghi tên đơn vị được biếu tặng hoặc không ghi tên đơn vị, chỉ ghi ghi “Khách hàng không lấy hóa đơn”, bởi hầu hết người được tặng không lấy hóa đơn.
- Tên hàng hóa, dịch vụ: Kế toán cần ghi tên hàng hóa, dịch vụ như bán hàng thông thường và ghi kèm theo: “(Hàng tặng không thu tiền)” để thuận tiện cho việc quản lý hóa đơn và kê khai thuế..
- Đơn vị tính và số lượng: Ghi như xuất hóa đơn thông thường.
- Đơn giá: Theo Khoản 5, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đơn giá hàng biếu tặng như sau: Ghi giá bán của hàng hóa là quà tặng theo giá hàng hóa dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tính tại thời điểm phát sinh. Đa số doanh nghiệp ghi giá xuất hóa đơn bằng với giá nhập kho đối với hàng hóa không có nhiều biến động về giá.
- Thành tiền, thuế suất và cộng tiền hàng: Ghi như khi xuất hóa đơn bán hàng thông thường.
Quy định về thuế đối với chi phí hàng tặng trong doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp chi hàng biếu, tặng cho người lao động trong doanh nghiệp
Trong trường hợp này, khoản chi nêu trên được xếp vào chi phí phúc lợi trực tiếp cho người lao động.
Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC và Khoản 2 Điều 3 của Thông tư 25/2018/TT-BTC, khoản chi phúc lợi trực tiếp cho người lao động được tính chi phí hợp lý nếu đảm bảo các điều kiện sau:
– Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp (hóa đơn có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt);
– Tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Quý thành viên có thể tham khảo thêm tại các công văn dưới đây:
– Công văn 9648/CT-TTHT năm 2015 về chính sách thuế hàng hóa làm quà tặng do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
– Công văn 9933/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành.
– Công văn 4003/TCT-CS năm 2018 về chính sách thuế đối với mua hàng hóa làm quà cho cán bộ, nhân viên không dùng quỹ phúc lợi.
Trường hợp doanh nghiệp chi hàng biếu, tặng cho khách hàng
Doanh nghiệp không bị khống chế về mức chi được tính chi phí hợp lý mà sẽ được trừ toàn bộ chi phí dùng để biếu, tặng hàng hóa cho khách hàng nếu đáp ứng các điều kiện chung dưới đây:
– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Thuế giá trị gia tăng
Doanh nghiệp biếu, tặng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi mua hàng hóa để biếu, tặng nếu đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật, tham khảo tại công việc: Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, khi xuất hóa đơn biếu, tặng hàng đi, giá tính thuế giá trị gia tăng ghi nhận trên hóa đơn là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động biếu, tặng (Theo Khoản 3 Điều 7 của Thông tư 219/2013/TT-BTC).
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hạch toán xuất hóa đơn quà tặng” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về trích lục khai tử online… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu phân bón
- Thủ tục mua nhà sổ chung
- Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
Câu hỏi thường gặp
Để tiến hành lập hóa đơn và hạch toán hàng biếu tặng thì kế toán cần phải khấu trừ thuế GTGT của hàng biếu tặng. Theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 219/2014/TT-BTC quy định như sau:
“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ”
Do đó, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng sẽ được khấu trừ thuế GTGT. Vậy cách tính thuế GTGT của hàng biếu tặng như thế nào?
*Giá tính thuế GTGT của hàng biếu tặng:
Theo Khoản 3 và Khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC, hiểu đơn giản thì ta có thể chia thành 2 trường hợp như sau:
– Hàng hóa dùng cho, tặng, biếu trong những chương trình khuyến mại có đăng ký với Sở Công thương thì hàng hóa đó không chịu thuế hay thuế phải chịu là 0%
– Hàng hóa dùng cho mục đích biếu, cho, tặng không đăng ký với Sở Công thương thì hàng hóa, dịch vụ đó sẽ phải chịu thuế. Giá tính thuế hàng hóa dùng cho, tặng, biếu bằng với giá hàng hóa cùng loại vào cùng thời điểm
Từ 1.1.2015, hàng hóa cho biếu tặng khách hàng sẽ không bị khống chế ở mức 15% tổng chi phí được trừ nữa, tức là bỏ trần định mức đối với chi phí hàng hóa, dịch vụ cho biếu tặng, nhưng cần phải phù hợp với doanh thu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trước năm 2015, khoản chi phí này bị khống chế mức 15% tổng chi phí được trừ).
– Hàng hóa cho, biếu tặng người lao động: Chi phí hàng hóa cho biếu tặng người lao động có tính chất chi phúc lợi nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Khoản chi này không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định Thuế TNDN. Nếu hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên thì phải thanh toán qua chuyển khoản.”
Cách kê khai đối với bên thực hiện cho biếu tặng
Kê khai đầu vào: Khi mua hàng hóa về để làm quà tặng thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (Căn cứ theo Khoản 5, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC).
Kê khai đầu ra: Doanh nghiệp phải xuất hóa đơn GTGT, trên hóa đơn cần thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu, tính thuế GTGT như đối với các trường hợp thông thường. Trong đó, giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tính tại thời điểm phát sinh.
Cách kê khai đối với bên được nhận quà tặng
Kể cả trong trường hợp có hóa đơn, bên nhận hàng vẫn không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Nguyên nhân là do bên nhận không phải thanh toán tiền thuế GTGT nên chưa đáp ứng điều kiện kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC.