Dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra hết sức phức tạp và chưa có cơ sở chắc chắn để xác định khi nào thì kết thúc. Nên việc phòng chống dịch không chỉ là nhiệm vụ của toàn hệ thống cơ quan ban ngành. Mà còn ý thức từng người dân. Vậy làm lây lan dịch bệnh bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007
Làm lây lan dịch bệnh bị xử lý như thế nào?
Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người là hành vi đưa ra, đưa vào hoặc cho phép đưa vào vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Việc cá nhân vô tình hay cố ý làm lây lan dịch bệnh có thể bị xử phạt hành chính. Thậm chí đi tù đến 12 năm tù giam.
Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007
Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, các hành vi bị nghiêm cấm là:
– Cố ý làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.
– Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
– Che giấu, không khai báo, khai báo không kịp thời trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định.
– Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
– Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
– Không triển khai, triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định.
– Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Người cố tình che dấu, không khai báo có thể sẽ bị xử phạt hành chính.
Về xử phạt hành chính
Căn cứ vào Nghị định 176/2013/NĐ-CP, quy định:
– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân. Hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
+ Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: Quy định pháp luật về vi phạm liên quan đến dịch Covid – 19
Về xử phạt hình sự
Tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về mức xử phạt đối với hành vi làm lây lan dịch bệnh.
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến sự trong sạch và bền vững của môi trường sống. Gián tiếp gây tổn hại sức khoẻ con người thông qua việc làm lây lan dịch bệnh.
- Khách quan: Người phạm tội có một hoặc một số trong các hành vi sau: Đưa ra khỏi vùng dịch bệnh các động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác. Mà có khả năng truyền dịch bệnh cho người. Bất kỳ hành vi nào làm lây truyền dịch bệnh cho người.
- Chủ quan: Là lỗi cố ý (trực hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
- Chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên đối với hành vi “cho phép đưa vào Việt Nam“. Chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong việc phê duyệt, chấp nhận, cho phép đưa vào Việt Nam các động vật, thực vật. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không chịu trách nhiệm hình sự.
- Hình phạt:
– Có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Hoặc bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
– Hoặc bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm, nếu:
+ Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
+ Làm chết 02 người trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xem thêm: Đưa tin sai sự thật về dịch Covid-19 bị xử lý như thế nào?
Hi vọng bài viết Làm lây lan dịch bệnh bị xử lý như thế nào sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936.358.102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp làm lây lan dịch bệnh là 12 năm tù giam.
Theo Bộ Luật hình sự và Bộ Luật Dân sự hiện hành, có thể thấy những người cố tình khai báo về tình trạng sức khỏe, khai báo gian dối, trốn khỏi nơi cách ly… đã được quy định và nghiêm cấm tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 và các quy định khác được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Những hành vi này nếu là nguyên nhân gây thiệt hại trực tiếp cho tính mạng, sức khỏe của cộng đồng hoặc các thiệt hại vật chất khác thì họ phải bồi thường.
Đưa tin sai sự thật về dịch Covid có thể bị xử phạt hành chính. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự việc có thể chịu mức 3 năm tù giam theo quy định của Luật hình sự Việt Nam hiện hành.