Thưa Luật sư X. Tôi là Nhật Anh, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP. Điện Biên. Tôi có câu hỏi thắc mắc cần Luật sư giải đáp như sau: Sau khi có tìm hiểu và đọc một vài bài báo, tạp chí liên quan đến giá đất thì tôi thấy rằng mỗi loại đất theo từng vùng sẽ có một khung giá đất hoặc một bảng giá đất cụ thể. Theo quy định, cứ năm năm thì khung giá đất sẽ được điều chỉnh; bảng giá đất sẽ thay đổi tùy theo tình hình và được Hội đồng nhân dân công bố công khai vào ngày 1 tháng 1 của năm đầu kỳ. Tuy nhiên, do không hiểu biết sâu về pháp luật Đất đai nên tôi không biết rằng ai có thẩm quyền xác định giá đất như trên? Rất mong được Luật sư hồi đáp, xin chân thành cảm ơn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Thẩm quyền xác định giá đất trong pháp luật Đất đai?” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Hiểu như thế nào về giá đất?
Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013.
Trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất… thì cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất thường rất quan tâm đến giá đất đối với từng loại đất bởi giá đất trong một số trường hợp cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất.
Tuy nhiên, hiện nay mỗi tỉnh thành là có các quy định về giá đất khác nhau. Trong đó, giá đối với từng loại đất của từng địa phương cũng có sự khác biệt rõ ràng. Bên cạnh đó, việc kiểm tra bảng giá đất cũng rất khó khăn do các thông tin để tra cứu được bảng giá đất thường nhiều và khá phức tạp.
Do vậy, để đảm bảo việc tra cứu bảng giá đất được chính xác, tránh trường hợp bị thiệt hại về quyền lợi, bạn nên nhờ các đơn vị tư vấn pháp luật hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý đất đai tại địa phương để đề nghị hỗ trợ tra cứu. Hoặc bạn có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ tra cứu bảng giá đất.
Nguyên tắc và phương pháp xác định giá đất là gì?
1. Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
b) Theo thời hạn sử dụng đất;
c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
2. Chính phủ quy định phương pháp định giá đất.
Trình tự và thủ tục xác định giá đất cụ thể
Trình tự thực hiện xác định giá đất cụ thể
+ Xác định mục đích định giá đất cụ thể;
+ Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường; áp dụng phương pháp định giá đất;
+ Xây dựng phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Thẩm định phương án giá đất;
+ Hoàn thiện dự thảo phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất.
Hồ sơ xác định giá đất cụ thể trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gồm có:
+ Tờ trình về phương án giá đất;
+ Dự thảo phương án giá đất;
+ Báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất;
+ Văn bản thẩm định phương án giá đất.
Việc thẩm định phương án giá đất do Hội đồng thẩm định giá đất thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất bao gồm các thành phần sau:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;
+ Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Thẩm quyền xác định giá đất trong pháp luật Đất đai?
Về phương diện hành chính, giá đất do Nhà nước xác định qua các cấp độ:
+ Khung giá đất theo định kỳ 05 năm
+ Bảng giá đất và giá đất cụ thể.
Bên cạnh đó, giá đất thị trường được hình thành từ các giao dịch của người sử dụng đất dựa trên nguyên tắc tự do, bình đẳng, thỏa thuận theo quy định của Điều 112 Luật Đất đai năm 2013 gồm theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; theo thời hạn sử dụng đất và phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất; giá đất ở tại cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
Theo đó, pháp luật đã quy định đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở hữu nên chỉ có nhà nước mới có quyền xác định giá đất. Việc xác định giá đất được dựa trên nguyên tắc và phương pháp theo quy định tại Luật đất đai năm 2013 và tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất?
Quyền của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất:
a) Thực hiện tư vấn xác định giá đất theo quy định của Luật này, Luật giá và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Yêu cầu bên thuê tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc tư vấn xác định giá đất; được nhận tiền dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng tư vấn xác định giá đất khi bên thuê tư vấn vi phạm điều kiện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả tư vấn giá đất;
b) Thực hiện thỏa thuận theo hợp đồng tư vấn xác định giá đất với bên thuê tư vấn;
c) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức, kết quả hoạt động tư vấn xác định giá đất định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất;
d) Thực hiện nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
đ) Đăng ký danh sách định giá viên và việc thay đổi, bổ sung danh sách định giá viên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức tư vấn xác định giá đất đặt trụ sở chính;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kết quả tư vấn xác định giá đất;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thẩm quyền xác định giá đất trong pháp luật Đất đai?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục tra cứu quy hoạch đất đai vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn xin thuê đất mới nhất năm 2023
- Quy định pháp luật về giảm tiền sử dụng đất cho thân nhân liệt sỹ?
- Mức giá đền bù khi thu hồi đất không có sổ đỏ tại Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Cách tính giá đất khi thực hiện mọi hoạt động, thủ tục liên quan tới đất đai cần đáp ứng các nguyên tắc sau đây:
Tính theo mục đích sử dụng đất ở thời điểm cần định giá và đảm bảo hợp pháp.
Tính theo thời hạn sử dụng của mỗi thửa đất.
Giá đất phải phù hợp với giá đất cùng mục đích sử dụng trên thị trường. Đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất thì giá phải tính theo giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc nguồn thu nhập từ quyền sử dụng đất.
Trong cùng thời điểm, giá các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng và khả năng sinh lợi nhuận cao thì mức giá được tính như nhau. Kể cả thu nhập từ quyền sử dụng đất tương tự.
Khung giá đất định kỳ được Chính Phủ quy định năm năm một lần đối với các loại đất theo từng vùng.
Nếu trong thời gian áp dụng khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tang 20% trở lên hoặc giảm 20% so với mức giá tối đa thì khung giá đất sẽ được điều chỉnh lại cho hợp lý.
Căn cứ dựa trên cách tính giá đất và các nguyên tắc, khung giá đất theo quy định của Chính Phủ.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tiến hành xây dựng và trình lên hội đồng nhân dân cấp tỉnh cùng thông qua mức giá đất trước khi ban hành.
Cứ năm năm, bảng giá đất sẽ được thay đổi định kỳ theo tình hình giá đất hiện tại.
Bảng giá đất sau khi xem xét và thông qua sẽ được Hội đồng nhân dân công bố công khai vào ngày 1 tháng 1 của năm đầu kỳ.
Trong thời gian giá đất được thực hiện, chính phủ sẽ điều chỉnh khung giá phù hợp. Giá đất trên thị trường khi có biến động sẽ được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và điều chỉnh lại bảng giá sao cho hợp lý.
Giá đất trước khi trình hội đồng nhân dân cùng cấp sẽ được thông qua tối thiểu trong vòng 2 tháng. Lúc này, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đảm nhiệm vai trò gửi bảng dự thảo giá đất tới cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tiến hành xem xét và xây dựng khung giá đất, hạn chế tình trạng chênh lệch mức giá giữa giáp ranh thành phố, các tỉnh lân cận.
Tuỳ sự chênh lệch giá đất các vùng nhiều hay ít mà hội đồng nhân dân báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ. Để tìm hướng điều chỉnh mức giá đất sao cho hợp lý.