Trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nước ra có quy định rõ ràng về quyền con người, trong đó bao gồm cả quyền tự do đi lại, quyền thay đổi chỗ ở theo nhu cầu của cá nhân. Hiện nay, việc nhu cầu thay đổi chỗ ở để phù hợp với công việc và học tập đã không còn quá xa lạ. Theo đó, công dân có quyền tự do thay đổi chỗ ở, thay đổi cư trú nhưng vẫn cần phải tuân thủ theo quy định pháp luật về cư trú và khi thay đổi chỗ ở sẽ cần phải thực hiện khai báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm quản lý việc cư trú. Vậy những trường hợp như thế nào sẽ cần phải đăng ký tạm trú, tạm vắng và khi thực hiện xin giấy tạm vắng cần những gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về việc khai báo tạm trú, tạm vắng
Khai báo tạm vắng là việc công dân khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc vắng mặt tại nơi cư trú trong một khoảng thời gian nhất định.
Khai báo tạm trú là việc công dân khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc cư trú tạm thời tại địa phương trong một khoảng thời gian nhất định.
Trường hợp khai báo tạm vắng
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định về trường hợp khai báo tạm vắng như sau:
(1) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:
– Bị can, bị cáo đang tại ngoại;
– Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án;
– Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách;
– Người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ;
– Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
(2) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với:
– Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
– Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành;
– Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
(3) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với:
Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(4) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với:
Đối tượng không thuộc trường hợp (1), (2), (3) trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Xin giấy tạm vắng cần những gì?
Để thực hiện xin giấy đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa phương, cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
- Bản sao sổ hộ khẩu
- Phiếu khai báo tạm vắng
- Trường hợp thuê nhà, mượn nhà hoặc ở nhờ cần có sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê, cho mượn.
- 02 Ảnh 3 x 4cm
- Bản sao Giấy đăng ký kết hôn (nếu có vợ/chồng đăng ký kèm)
- Bản sao Giấy khai sinh con (nếu có con đăng ký kèm)
Trình tự đăng ký tạm vắng năm 2023
Khoản 2 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định về trình tự đăng ký tạm vắng như sau:
*Đối với trường hợp (1), (2)
Bước 1: Nộp đề nghị khai báo tạm vắng
Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người thuộc trường hợp (1), (2) phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú;
Khi đến khai báo tạm vắng phải nộp đề nghị khai báo tạm vắng và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó.
Bước 2: Cấp phiếu khai báo tạm vắng
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra nội dung khai báo.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị khai báo tạm vắng, cơ quan đăng ký cư trú cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân;
Trường hợp phức tạp thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 ngày làm việc.
*Đối với trường hợp (3), (4)
Bước 1: Khai báo tạm vắng
– Người quy định tại trường hợp (3), (4) có thể đến khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Trường hợp người quy định theo trường hợp (4) là người chưa thành niên thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ.
– Nội dung khai báo tạm vắng bao gồm:
+ Họ và tên;
+ Số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng;
+ Lý do tạm vắng;
+ Thời gian tạm vắng;
+ Địa chỉ nơi đến.
Bước 2: Cập nhật thông tin khai báo vào CSDL về cư trú
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin khai báo tạm vắng của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người khai báo về việc đã cập nhật thông tin khai báo tạm vắng khi có yêu cầu.
Hình thức khai báo tạm vắng
Đối với đối tượng thuộc trường hợp (1), (2)
Khoản 2 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định về khai báo tạm vắng đối với trường hợp (1), (2) như sau:
Trước khi đi khỏi nơi cư trú, người quy định tại (1), (2) phải đến khai báo tạm vắng tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú
Đối với đối tượng thuộc trường hợp (3), (4)
Tại Điều 16 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về việc khai báo tạm vắng đối với đối tượng thuộc trường hợp (3), (4) được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
– Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc tại địa điểm tiếp nhận khai báo tạm vắng do cơ quan đăng ký cư trú quy định;
– Số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết;
– Trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú;
– Ứng dụng trên thiết bị điện tử.
Về phía Cơ quan đăng ký cư trú:
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo hoặc niêm yết công khai địa điểm, số điện thoại, địa chỉ hộp thư điện tử, địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, tên ứng dụng trên thiết bị điện tử tiếp nhận khai báo tạm vắng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sổ tạm trú tạm vắng mới nhất hiện nay
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú tạm vắng mới nhất
- Trường hợp đi học đại học có phải khai báo tạm vắng hay không?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 khi thực hiện xin giấy tạm vắng cần những gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ thám tử tìm người nhanh chóng, uy tín. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Có 2 loại sổ tạm trú:
Sổ KT3: Còn gọi là sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú.
Trước đây, sổ KT3 được quy định là sổ tạm trù không xác định thời hạn. Nhưng quy định này đã không còn được áp dụng nữa. Nó cũng chỉ có thời hạn 24 tháng như thông thường.
Sổ KT2: KT2 là sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký thường trú. Việc đăng ký tạm trú dài hạn KT2 cũng chỉ tối đa là 24 tháng.
Căn cứ Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
Như quy định nêu trên, khi người dân không thực hiện việc khai báo tạm vắng theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng.
Tại điểm d khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú như sau:
Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng;
Trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
Như vậy, người thuộc trường hợp không đăng ký tạm vắng, không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác mà không thuộc trường hợp loại trừ sẽ bị xóa đăng ký thường trú