Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Công Minh, vừa rồi trong một lần khi đi trên đường tôi bị cảnh sát giao thông kiểm tra hành chính. Họ phát hiện bằng lái xe B2 của tôi đã dùng trên 10 năm, như vậy là đã hết thời hạn sử dụng rồi. Tôi cần phải đi ra đổi lại bằng lái, tuy nhiên tôi đang không rõ cần thực hiện trình tự thủ tục đổi ra sao theo đúng quy định pháp luật. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thủ tục đổi bằng lái xe B2 hết hạn như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Thủ tục đổi bằng lái xe B2 hết hạn như thế nào?” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Bằng lái xe B2 là gì?
Hiểu đơn giản thì bằng lái xe ô tô B2 là loại bằng lái xe phổ thông nhất. Bằng lái có hiệu lực đối với người điều khiển xe dưới 9 chỗ ngồi gồm cả tài xế và xe phải tải dưới 3500kg. Hiện nay, phương tiện di chuyển chủ yếu trên các tuyến đường là xe 4,5,7 chỗ và xe du lịch. Do vậy, số lượng tài xế được cấp loại bằng này cũng rất nhiều.
Cơ quan có thẩm quyền cấp bằng lái xe B2: Để được cấp bằng lái xe B2 thì người dân đến nộp hồ sơ thi bằng lái tại Sở giao thông vận tải hoặc Tổng Cục đường bộ Việt Nam.
Thời hạn sử dụng giấy phép lái xe của các loại bằng ở Việt Nam là bao lâu?
Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì hiện nay ở Việt Nam có tổng cộng 10 loại giấy phép lái xe được xây dựng hình thành trên cơ sở cấu hình, tải trọng và mục đích của các phương tiện cơ giới. Mỗi một loại giấy phép có quy định của thể về thời hạn, đối tượng, mục đích sử dụng. Như vậy mỗi loại giấy phép lái xe sẽ có thời hạn khác nhau như sau:
– Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
– Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Thủ tục đổi bằng lái xe B2 hết hạn như thế nào?
Đa phần thủ tục đổi bằng lái xe là như nhau đều bao gồm một số thành phần chính như sau :
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tại Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT hướng dẫn người có nhu cầu đổi bằng lái sắp hết hạn chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng:
+ Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;
+ Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn;
– Bản sao giấy phép lái xe, giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải bất cứ tỉnh, thành phố nào.
Bước 3: Nộp lệ phí
Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/lần.
Bước 4: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ
Thời gian đổi giấy phép lái xe không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Lưu ý: Người xin cấp lại bằng có thể trực tiếp đi nộp hồ sơ hoặc nộp kê khai trực tuyến nhưng phải đến chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu.
Lưu ý :
– Khi nộp hồ sơ thủ tục đề nghị đổi giấy phép lái xe, phải xuất trình giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu.
– Chi phí đổi bằng lái xe phụ thuộc vào thời gian đổi bằng lái, nếu đổi quá sớm hoặc quá muộn chi phí sẽ cao hơn so với đổi sát ngày.
– Nếu bằng lái xe quá hạn dưới 1 năm thì sẽ phải thi lại lý thuyết.
– Nếu bằng lái xe quá thời hạn 1 năm thì sẽ phải thi lại cả lý thuyết và thực hành.
– Thời gian xử lý bằng lái xe khi nộp tối đa là 14 ngày nên chúng ta cần thực hiện tránh bỏ lỡ công việc.
Theo quy định bằng B2 được lái những loại xe nào?
Người có bằng B2 có thể điều khiển các loại phương tiện giao thông theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Theo đó, với bằng B2, người tài xế có thể lái những xe sau:
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Có thể thấy, xe ô tô di chuyển chủ yếu trên các tuyến đường là xe 4, 5, 7, 9 chỗ và xe du lịch. Do vậy, số lượng tài xế được cấp loại bằng này cũng rất nhiều.
Điều kiện đối với người học bằng lái xe B2 gồm những gì?
Tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với người học lái xe như sau:
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
– Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008, cụ thể:
+ Người đủ 18 tuổi trở lên được lái:
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự;
Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
+ Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
Đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
– Người học để nâng hạng giấy phép lái xe hạng B1 lên B2 phải có đủ thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục đổi bằng lái xe B2 hết hạn như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về trích lục hồ sơ nguồn gốc đất , chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục đổi bằng lái xe B2 hết hạn như thế nào?
- Thời hạn của bằng lái xe B2 là bao lâu?
- Hết hạn bằng B2 có phải thi lại không?
Câu hỏi thường gặp
Trước tiên, để biết bằng lái xe hạng B2 khác gì với bằng hạng B1, cần tìm hiểu bằng B1 được điều khiển những loại xe nào. Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 16 Thông tư 12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải, hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển:
– Ô tô (số sàn) chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Mà bằng B2 được cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe hạng B1 và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Như vậy, hiểu đơn giản, bằng B2 chính là bằng B1 nâng cao, tức có thể lái xe số tự động, xe số sàn, xe ô tô tải dưới 3,5 tấn và đặc biệt người sở hữu bằng B2 được phép kinh doanh vận tải, hành nghề lái xe như lái xe taxi, xe tải nhỏ, xe bán tải, xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi trong khi bằng B1 thì không.
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT, các cơ sở đào tạo lái xe được phép tự xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe dựa trên các quy định về cơ sở vật chất đào tạo lái xe, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên và định mức về tiêu hao nhiên liệu, chế độ chi tiêu tài chính.
Các trung tâm đào tạo lái xe phải báo cáo cơ quản chủ quản (Bộ Giao thông vận tải hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) để theo dõi và chịu trách nhiệm về mức thu và quản lý học phí của đơn vị.
Do đó, mức thu học phí học bằng lái xe B2 giữa các trung tâm đào tạo lái xe có thể sẽ không giống nhau. Hiện nay mức phí học lái xe hạng B2 cơ bản bao gồm học lý thuyết và học thực hành trên thị trường đang dao động từ 08 – 10 triệu đồng, tùy trung tâm.
Mức thu học phí lái xe tại mỗi trung tâm đều phải được công khai cho học viên biết trước khi ký hợp đồng đào tạo.
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 72/2011/TTLT-BTC-BGTVT, với hình thức đào tạo để cấp bằng lái xe hạng B2, học viên phải nộp 50% học phí ngay khi vào học, 50% còn lại nộp tiếp trong thời gian học theo quy định của trung tâm đào tạo lái xe. Các cơ sở đào tạo, người trực tiếp đào tạo lái xe không được thu thêm các khoản khác ngoài khoản thu học phí đào tạo lái xe.
Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Bước 2: Chọn Dịch vụ công trực tuyến
Gõ tìm dịch vụ “đối giấy phép lái xe”
Bước 3: Xem chi tiết trình tự thực hiện thủ tục để biết cần chuẩn bị những giấy tờ gì
Bước 4: Chọn cơ quan thực hiện
Chọn Tỉnh/thành phố, Chọn Sở và click “Đồng ý”
Bước 5: Giao diện sẽ chuyển qua Cổng dịch vụ công đổi giấy phép lái xe đã chọn sau đó ấn “Nộp trực tiếp”
Bước 6: Hoàn tất thông tin yêu cầu trên trang và nhấn đăng ký.
Bước 7: Sau khi hồ sơ được xác nhận lịch hẹn các bạn chỉ cần theo đúng giờ được hẹn và mang Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu và mang theo đầy đủ hồ sơ để thực hiện việc đổi giấy phép lái xe.