Luật hải quan 2014 số 54/2014/QH13 được ban hành vào ngày 23/06/2014 thay thế cho Luật hải quan năm 2001 trước đây. Các nhà lập pháp đã sửa đổi, bổ sung các vấn đề mà bộ luật trước đây không đề cập hoặc có đề cập nhưng chưa rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến nội dung của Luật hải quan năm 2014. Nhiều độc giả thắc mắc không biết Luật Hải quan 2014 số: 54/2014/QH13 gồm những nội dung cơ bản nào? Phạm vi điều chỉnh của luật Hải quan 2014 số: 54/2014/QH13 được quy định ra sao? Luật Hải quan 2014 số: 54/2014/QH13 có hiệu lực khi nào? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Luật Hải quan 2014 số: 54/2014/QH13 có hiệu lực khi nào?
Ngày 23/6/2014, Quốc hội Khóa XIII kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật hải quan số 54/2014/QH13. Luật này đã được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 12/2014/L-CTN ngày 30/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
Luật hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, tạo cơ sở pháp lý để đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hóa quản lý hải quan đặc biệt là hệ thống thủ tục hải quan điện tử, nội luật hóa các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Luật số 54/2014/QH13 của Quốc hội: LUẬT HẢI QUAN
Số ký hiệu | 54/2014/QH13 |
Ngày ban hành | 23-06-2014 |
Ngày có hiệu lực | 01-01-2015 |
Loại văn bản | Luật |
Cơ quan ban hành | Quốc hội |
Người ký | Nguyễn Sinh Hùng |
Trích yếu | LUẬT HẢI QUAN |
Luật Hải quan 2014 số: 54/2014/QH13 gồm mấy chương và mấy điều?
Luật hải quan năm 2014 được bố cục thành 8 Chương gồm 104 Điều.Cụ thể:
– Chương I: Những quy định chung; có 11 Điều (từ Điều 1 đến Điều 11).
– Chương II: Nhiệm vụ, tổ chức của hải quan; có 4 Điều (từ Điều 12 đến Điều 15).
– Chương III: Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; có 67 Điều, chia làm 9 mục (từ Điều 16 đến Điều 82).
+ Mục 1. Quy định chung
+ Mục 2. Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp
+ Mục 3. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, tài sản di chuyển
+ Mục 4. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
+ Mục 5. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
+ Mục 6. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
+ Mục 7. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải
+ Mục 8. Kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ sở hữu trí tuệ
+ Mục 9. Kiểm tra sau thông quan
– Chương IV: Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; có 4 Điều (từ Điều 83 đến Điều 86).
– Chương V: Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; có 6 Điều (từ Điều 87 đến Điều 92).
– Chương VI: Thông tin hải quan và thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; có 6 Điều (từ Điều 93 đến Điều 98).
– Chương VII: Quản lý nhà nước về hải quan; có 2 Điều (từ Điều 99 đến Điều 100).
– Chương VIII: Điều khoản thi hành có 4 Điều (từ Điều 101 đến Điều 104).
Phạm vi điều chỉnh của luật Hải quan 2014 số: 54/2014/QH13
Theo Điều 1 Luật Hải quan 2014 quy định phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.”
Như vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật Hải quan gồm: quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hải quan
Điều 3 Luật hải quan năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan 2005 (sau đây gọi là Luật hải quan năm 2001, 2005) chỉ quy định đối tượng áp dụng Luật Hải quan là các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
Để bảo đảm bao quát các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Hải quan và tăng cường hiệu quả của quản lý hải quan tại khoản 2 Điều 3 Luật hải quan năm 2014 đã bổ sung đối tượng áp dụng của Luật Hải quan là: Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, phương tiện vận tải.
Luật Hải quan 2014 số: 54/2014/QH13 gồm những nội dung cơ bản nào?
Về chính sách về hải quan của Việt Nam chính là Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Xây dựng Hải quan Việt Nam trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.
Tại chương II của luật quy định về Nhiệm vụ, tổ chức của hải quan, gồm các điều khoản nhiệm vụ của hải quan; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hải quan, Hệ thống tổ chức Hải quan và Công chức hải quan.
Tại chương III quy định về Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan. Bao gồm các quy định về nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Quản lý rủi ro; quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan; Nhiệm vụ và quyền hại của công chức hải quan; đại lý làm thủ tục hải quan;
Về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, tài sản di chuyển, hành lý gồm các quy định về kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu; với hàng hóa là quà biếu, tặng; hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng; hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh; tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình, tổ chức ;….
Về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan với phương tiện vận tải gồm các quy định về thông báo thông tin phương tiện vận tải. Phương tiện vận tải nhập cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên. Phương tiện vận tải xuất cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng. Phương tiện vận tải nhập cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên. Phương tiện vận tải xuất cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng.
Về thu thuế và các khoản thu khác thì việc kê khai, tính thuế chính xác, trung thực, đầy đủ, đúng thời hạn và chịu trách nhiệm về việc kê khai, tính thuế của mình; việc nộp thuế và các khoản thu khác đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc xác định mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào mã số hàng hóa và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm tính thuế. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế; được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cuối cùng là quy định về quản lý nhà nước về hải quan. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan; Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan.
Quy định về địa bàn hoạt động hải quan
Điều 6 Luật Hải quan năm 2001, 2005 quy định: Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật.
Quy định nêu trên đã chỉ rõ các địa điểm theo địa chỉ ranh giới xác định; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cơ quan hải quan trong phạm vi địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh vấn đề vướng mắc như: một số địa điểm có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu (cửa khẩu phụ, lối mở) hoặc hàng hóa được đưa về để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm…, nhưng chưa được coi là địa bàn hoạt động hải quan.
Để khắc phục một số bất cập trong quá trình thực hiện, tại Điều 7 Luật hải quan năm 2014 bổ sung quy định đầy đủ về địa bàn hoạt động hải quan, theo đó, đã quy định ngoài những địa điểm đã được xác định như Luật hải quan 2001, 2005, bổ sung thêm các địa điểm: Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; khu vực đang lưu giữ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan là địa bàn hoạt động hải quan. Đồng thời, chuẩn hóa lại tên gọi của cảng biển, cảng thủy nội địa cho phù hợp với pháp luật có liên quan (Luật hàng hải, Luật Giao thông đường thủy).
Quy định về hệ thống tổ chức của Hải quan
Theo Luật Hải quan năm 2001, 2005, hệ thống tổ chức bộ máy của ngành Hải quan gồm 3 cấp: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế và quá trình hiện đại hóa hoạt động hải quan hiện nay, việc tổ chức cơ quan hải quan phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời bảo đảm hệ thống tổ chức hải quan chặt chẽ, tinh gọn, hiệu quả trong điều kiện ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong công tác quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh. Đây cũng là xu hướng tổ chức của hải quan các nước trên thế giới hiện nay.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa quy định về tổ chức bộ máy tại Luật hải quan năm 2001, 2005, Luật hải quan năm 2014 bổ sung quy định có tính chất nguyên tắc trong việc thành lập Cục hải quan để trên cơ sở đó Chính phủ quy định các tiêu chí thành lập Cục hải quan “Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan; quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của Hải quan các cấp”.
Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan
Để bảo đảm công tác quản lý hải quan, tạo cơ sở cho việc định ra các hành vi và hình thức xử phạt vi phạm, Luật hải quan năm 2014 đã bổ sung một điều quy định hành vi bị nghiêm cấm đối với công chức hải quan và các hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải. Cụ thể:
“1. Đối với công chức hải quan:
a) Gây phiền hà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Bao che, thông đồng để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, gian lận thuế;
c) Nhận hối lộ, chiếm dụng, biển thủ hàng hoá tạm giữ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi;
d) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.
2. Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải:
a) Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan;
b) Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Gian lận thương mại, gian lận thuế;
d) Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính;
đ) Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ;
e) Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan;
g) Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.”
Tải về Luật Hải quan 2014 số: 54/2014/QH13
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Luật Hải quan 2014 số 542014QH13”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục đăng ký thường trú. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan bao gồm:
a) Đàm phán, ký, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về hải quan;
b) Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan;
c) Cử công chức hải quan Việt Nam ra nước ngoài và tiếp nhận công chức hải quan nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế đã ký kết;
d) Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới, các tổ chức quốc tế có liên quan về hải quan, các nước và vùng lãnh thổ.
Luật hải quan năm 2014 đã sửa đổi quy định về công chức hải quan bảo đảm phù hợp Luật cán bộ, công chức: Công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.