Xin chào Luật sư X. Em là Linh, hiện tại đang sinh sống và làm việc tại khu vực Đà Nẵng. Hiện nay, trên địa phương em đang thực hiện làm thẻ căn cước công dân gắn chip. Em có thắc mắc rằng trong tờ khai làm thẻ căn cước công dân có yêu cầu khai thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn… Vậy việc khai nghề nghiệp trong Căn cước công dân như thế nào? Trong trường hợp, em bị ghi sai trình độ học vấn thì có bị thu hồi hay cần làm lại thẻ căn cước hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Chip điện tử trên thẻ căn cước công dân gắn chíp chứa những thông tin gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Luật Cư trú 2020 (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 của Luật Căn cước công dân 2014) quy định về nội dung thông tin thu thập, cập nhật như sau:
– Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
– Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
– Ngày, tháng, năm sinh;
– Giới tính;
– Nơi đăng ký khai sinh;
– Quê quán;
– Dân tộc;
– Tôn giáo;
– Quốc tịch;
– Tình trạng hôn nhân;
– Nơi thường trú;
– Nơi tạm trú;
– Tình trạng khai báo tạm vắng;
– Nơi ở hiện tại;
– Quan hệ với chủ hộ;
– Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
– Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.”.
Như vậy, thông tin của thẻ Căn cước công dân được thể hiện như trên trong đó có cả trình độ học vấn và các thông tin về công dân sẽ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Khai nghề nghiệp trong Căn cước công dân như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điều 6 Thông tư 66/2015/TT-BCA khi trình bày các thông tin trong tờ khai căn cước công dân, cần đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
- Ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng nội dung trong từng biểu mẫu, chữ viết phải cùng một loại mực.
- Người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.
- Các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định tại Thông tư 66/2016/TT-BCA. Trường hợp thông tin ghi trong cột, mục của biểu mẫu dài thì được viết tắt nhưng phải bảo đảm rõ các thông tin cơ bản.
- Màu mực để ghi biểu mẫu, chữ ký của người có thẩm quyền và các nội dung trong biểu mẫu chỉ được dùng màu mực xanh, tím than hoặc đen.
Mục “Nghề nghiệp”: ghi rõ nghề nghiệp đang làm, trường hợp là quân nhân đang tại ngũ thì để trống.
Ghi sai trình độ học vấn có phải làm lại Căn cước công dân không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân như sau:
– Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
+ Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
+ Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.”
Như vậy, các thông tin cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 không hiển thị thông tin về học vấn. Do đó, việc khai sai các thông tin như trình độ học vấn hay nghề nghiệp sẽ không quá ảnh hưởng đến căn cước của bạn. Vì vậy, bên cơ quan công an sẽ không chấp nhận thay đổi các thông tin này. Bạn cũng sẽ không bị xử phạt với hành vi khai sai các thông tin trên.
Ghi sai trình độ học vấn có bị thu hồi thẻ Căn cước công dân không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân như sau:
– Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
– Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:
+ Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.
– Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
Như vậy, theo quy định nêu trên trong trường hợp bạn khai sai thông tin về trình độ học vấn không thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi và tạm giữ thẻ Căn cước công dân do đó thẻ Căn cước công dân của bạn sẽ không bị thu hồi, tạm giữ.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì
- Hướng dẫn trình bày văn bản theo thông tư 01
- Hướng dẫn cách viết bài thu hoạch sau khi đi thực tế mới nhất năm 2022
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Khai nghề nghiệp trong Căn cước công dân như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh…, Luật sư X, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Thực tế số định danh trên thẻ CCCD gắn chip với số định danh trên CCCD mã vạch là giống nhau do đó không cần phải đổi các giấy tờ liên quan.
Các nội dung cần được bảo đảm trong mẫu tờ khai làm căn cước công dân (mẫu CC01) bao gồm:
Thông tin “Họ, chữ đệm và tên”, “Họ và tên gọi khác”;
Thông tin “Ngày, tháng, năm sinh”
Thông tin “Giới tính”
Thông tin “Dân tộc”, “Tôn giáo”, “Quốc tịch”
Thông tin “Tình trạng hôn nhân”
Thông tin “Nhóm máu” (nếu có)
Thông tin “Nơi đăng ký khai sinh”
Thông tin “Quê quán”
Thông tin “Nơi thường trú”
Thông tin “Nơi ở hiện tại”
Thông tin “Nghề nghiệp”
Thông tin “ Trình độ học vấn”
Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của cha”, “Họ, chữ đệm và tên của mẹ”
Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của vợ (chồng)”
Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của đại diện hợp pháp”
Thông tin “Họ, chữ đệm và tên của chủ hộ”,
Yêu cầu của công dân
Thông tin “Ngày….tháng……..năm……”
Thông tin “Kết quả xác minh”
Theo quy định Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để xin tờ khai làm thẻ căn cước công dân:
Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;