Giám đốc được mọi người hiểu là một trong những người chịu trách nhiệm cao nhất tại công ty. Giám đốc là một người từ một nhóm người quản lý dẫn dắt hoặc giám sát một mảng công việc của một công ty doanh nghiệp. Nhưng hiện nay, nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc trong công ty là rất lớn, gần như những vấn đề trong công ty đều do giám đốc quyết định. Tuy nhiên, có một vấn đề chắc hẳn sẽ có nhiều doanh nghiệp có thắc mắc nếu như có sự thay đổi về người đại diện là giám đốc, thì hợp đồng này có còn hiệu lực về mặt pháp lý hay không và có cần phải ký kết lại hợp đồng hay không? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thay đổi giám đốc có cần ký lại hợp đồng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Quy định về hợp đồng lao động
Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:
“Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”
Như vậy, về bản chất, hợp đồng phải là sự thoả thuận, giao ước giữa các bên và nội dung của nó phải là những quy định về các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia (về từng lĩnh vực cụ thể). Hợp đồng lao động cũng là một loại hợp đồng (trước đây hợp đồng lao động được xem là hợp đồng dân sự, sau này mới tách ra thành loại hợp đồng lao động riêng), vì vậy nó cũng phải mang bản chất của hợp đồng nói chung đó là tính khế ước, được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận của các bên. Song khác với hợp đồng dân sự hay họp đồng thương mại, sự thoả thuận này phải là sự thoả thuận giữa các chủ thể của quan hệ lao động và nội dung của nó phải liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động như vấn đề về việc làm, tiền lương, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội…
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.”
Thay đổi giám đốc có cần ký lại hợp đồng
Đối với trường hợp thay đổi giám đốc thì căn cứ Điều 33 Bộ luật lao động năm 2019 về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, theo đó:
“Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết”.
Tại Điều 47 của Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thanh lý hợp đồng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”.
do thay đổi giám đốc nên bạn muốn ký hợp đồng mới. Về bản chất hợp đồng lao động của những người lao động trong công ty bạn đã là hợp đồng dài hạn, việc ký lại hợp đồng không áp dụng trong trường hợp này, bên bạn thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động theo Điều 35 “Bộ luật lao động năm 2019”.
“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết”.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy ủy quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng mới năm 2022
- Giám đốc doanh nghiệp nhà nước là công chức hay viên chức?
- Thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố tụng hình sự
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thay đổi giám đốc có cần ký lại hợp đồng” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Đối với pháp nhân, khi thay đổi người đại diện theo pháp luật thì thực hiện các bước sau:
– Bước 1: Soạn thảo 01 bộ hồ sơ chuẩn gửi đến phòng đăng ký kinh doanh khi doanh nghiệp tiến hành thay đổi người đại diện theo pháp luật với các giấy tờ:
Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới
Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật
Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty
Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần trong trường hợp việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung của Điều lệ công ty ngoài nội dung họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty
– Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
– Bước 3: Nhận kết quả về thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ và không cần phải sửa đổi, bổ sung
Lưu ý về trình tự thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là thành viên/cổ đông/chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc là người đại diện đi thuê. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật mới là người đi thuê, hồ sơ doanh nghiệp cần bổ sung Hợp đồng lao động với người đại diện mới. Luật Việt An sẽ hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, lưu ý nhỏ đối với doanh nghiệp đó là chứng minh thư nhân dân của người đại diện và số điện thoại của doanh nghiệp, đây là những thông tin quan trọng sẽ được hiển thị trên Đăng ký kinh doanh, vì vậy khi thay đổi người đại diện doanh nghiệp cần lưu ý:
Thứ nhất, chứng minh thư mới của người đại diện còn hạn hay không (thời hạn thông thường của chứng minh thư 10-15 năm), doanh nghiệp cần kiểm tra thông tin này để tránh phải thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh nhiều lần.
Thứ hai, số điện thoại cũ của doanh nghiệp có phải là số điện thoại của người đại diện cũ hay không, khi thay đổi có cần phải thay đổi số điện thoại để tránh việc xảy ra tranh chấp với người cũ hay không.