Hiện nay, có rất nhiều trường hợp cha mẹ muốn nhận lại con ruột, họ đương nhiên có quyền được tự nhận. Tuy nhiên, nếu không thông qua pháp luật hiện hành thì tất cả những thủ tục sau này họ sẽ không được pháp luật công nhận bên cạnh đó cũng sẽ phải viết mẫu đơn xin nhận lại con. Mẫu đơn xin nhận cha mẹ cho con là một trong những thành phần hồ sơ nhằm thực hiện được trình thủ tục xin nhận cha mẹ cho con. Để đơn được giải quyết nhanh chóng, người dân khi làm đơn cần phải đáp ứng đầy đủ các nội dung và chính xác theo quy định của pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục nhận lại con đã cho làm con nuôi” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Mục đích của mẫu đơn xác nhận con ruột
Hiện nay, nhiều trường hợp cha con ruột muốn nhận lại nhau, họ đương nhiên có quyền tự nhận nhưng nếu không thông qua pháp luật thì tất cả những thủ tục sau này họ sẽ không được công nhận.
Chính vì thế, khi một mối quan hệ cha con ruột được xác nhận, bắt buộc các đối tượng liên quan phải tới cơ quan chính quyền địa phương để làm đơn xác nhận. Không quá cầu kỳ hay phức tạp, sau khi làm đơn xong họ sẽ được giải quyết nhu cầu của mình.
Nếu như các doanh nghiệp tư nhân thường soạn thảo hoặc in sẵn các giấy tờ để nhân viên khi có nhu cầu thì sẽ lấy mẫu về điền thông tin thì ở các đơn vị hành chính hay cơ quan Nhà nước lại không như vậy.
Do có vô vàn nhu cầu từ người dân cần họ giải quyết thế nên ai có nhu cầu gì thì sẽ tự tìm hiểu và chuẩn bị mẫu đơn với nội dung liên quan để trình lên họ.
Hồ sơ xin nhận lại con đã cho làm con nuôi
Thành phần hồ sơ nhận cha, mẹ, con được quy định tại khoản 1, Điều 15, Thông tư 04/2020/TT – BTP ban hành ngày ngày 28 tháng 5 năm 2020
Tờ khai nhận cha mẹ cho con (Mẫu số 06, phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT – BTP ban hành ngày ngày 28 tháng 5 năm 2020)
Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch 2014
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
- Bản sao một trong các giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
- Bản sao giấy khai sinh của người được nhận là con
- Căn cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc mẹ, con
- Bản sao sổ hộ khẩu
Hướng dẫn viết Đơn xin xác nhận con ruột
Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn xin xác nhận con ruột đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.
- Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
- Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
- Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
- Chủ thể viết Đơn xin xác nhận con ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
- Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
- Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
- Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
- Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;
Đơn xin xác nhận con ruột là văn bản được cá nhân, nhóm cá nhân sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc xem xét và xác nhận một hoặc một số người là con ruột của một cá nhân nhất định nào đó.
Mẫu đơn xin xác nhận con ruột
Thủ tục nhận lại con đã cho làm con nuôi
Theo Điều 91 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận con:
“Điều 91. Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.”
Trình tự thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 25, Luật Hộ tịch 2014 như sau:
“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.”
Căn cứ Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm:
“Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.”
Lưu ý quan trọng khi viết đơn xác nhận cha con ruột
Như vậy, toàn bộ thông tin về mẫu đơn xác nhận cha con ruột đã được hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên có một vài lưu ý cần bạn ghi nhớ để sở hữu văn bản chuẩn xác hơn.
Thứ nhất, hãy kiểm tra các lỗi cơ bản như viết sai chính tả, dùng từ chưa chuẩn,… trước khi gửi mẫu đơn xác nhận cha con ruột cho cán bộ Tư pháp
Thứ hai, bạn nhất định phải làm rõ mối quan hệ cùng thông tin của những người có liên quan để làm căn cứ rõ ràng nhất cho việc xác nhận
Thứ ba, tuyệt đối không trình bày những thông tin thừa thãi, nên diễn giải ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu
Ngoài ra, khi xác nhận cha con ruột, hãy lưu ý các cá nhân liên quan phải có mặt tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn hay quận/huyện để thủ tục diễn ra nhanh chóng hơn.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề đăng ký lại giấy khai sinh cho con đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục nhận con nuôi trên 18 tuổi như thế nào?
- Mẫu đơn xin nhận con nuôi bị bỏ rơi mới năm 2022
- Đơn xin nhận con nuôi nước ngoài năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục nhận lại con đã cho làm con nuôi”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục đăng ký bảo hộ logo …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
để làm lại hộ tịch và giấy khai sinh cho con một cách hợp pháp bạn cần phải thực hiện thủ tục nhận cha cho con. Chúng tôi hiểu bạn đang muốn đổi họ cho con từ họ mẹ sang họ cha. Vậy trước hết bạn và bố cháu bé làm thủ tục nhận cha con.
Về thẩm quyền, Điều 24 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 của Quốc hội quy định:
“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.”
Về thủ tục, Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”
Theo Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật hộ tịch , chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định Luật hộ tịch 2014 gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con bao gồm:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Như vậy, để có thể xin nhận lại con, hồ sơ cụ thể bao gồm:
-Tờ khai đăng ký xác nhận quan hệ cha, mẹ, con theo mẫu tại Thông tư 15/2015/TT-BTP;
– CMND/Thẻ căn cước công dân của người nhận con;
– Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người nhận con, người được nhận làm con;
– Các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP.
Sau khi chấm dứt việc nuôi con thì sẽ phát sinh những hệ quả pháp lý như sau:
– Sau khi con nuôi được giao lại cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt trước đây khi cho nhận con nuôi sẽ được khôi phục lại như ban đầu.
– Con nuôi sẽ có quyền lấy lại họ, tên của mình theo như họ, tên do cha mẹ đẻ đặt như trước đây.
– Nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án sẽ ra quyết định giao con nuôi về lại cho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân, tổ chức khác để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi sao cho đảm bảo được lợi ích tốt nhất của con nuôi.
– Nếu con nuôi có tài sản riêng của mình thì được nhận lại nguồn tài sản đó; trường hợp con nuôi có công sức đóng góp vào trong khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì sau khi chấm dứt nuôi con nuôi, con nuôi sẽ được hưởng phần tài sản mà tương xứng với công sức đóng góp của mình dựa trên sự thỏa thuận của cha mẹ nuôi với con nuôi; nếu các bên không thỏa thuận được thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Ngay sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết chấm dứt việc đăng ký nuôi con nuôi và quyết định đó có hiệu lực pháp luật thì quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cũng sẽ chấm dứt.