Chào Luật sư X, tôi có một thắc mắc về tiền tiết kiệm gửi trong ngân hàng. Tôi thời gian gần đây có tích lũy được một chút và có gửi tiền lợi nhuận của tôi vào tiết kiệm trong ngân hàng X. Vì chưa gửi tiền tiết kiệm bao giờ nên tôi đang thắc mắc không biết khi ngân hàng X phá sản tôi được bồi thường bao nhiêu cho số tiền mất mát của tôi? Mong Luật sư X giải đáp thắc mắc của tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư X, bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn. Mong rằng sẽ giúp ích cho mọi người cùng chung thắc mắc này.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 đã giải thích bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Nhờ có bảo hiểm tiền gửi mà quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiềnvà tạo dựng niềm tin cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm tại hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Như vậy có thể hiểu, bảo hiểm tiền gửi là một loại hình bảo hiểm nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiết kiệm bằng việc chi trả tiền bảo hiểm khi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng gặp rủi ro dẫn đến mất khả năng trả tiền gửi hoặc bị phá sản.
Loại tiền gửi được hưởng bảo hiểm
Pháp luật quy định:
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.
Như vậy, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng dưới các hình thức:
- Tiền gửi có kỳ hạn.
- Tiền gửi không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm.
- Chứng chỉ tiền gửi.
- Kỳ phiếu.
- Tín phiếu.
- Các hình thức tiền gửi khác
Trừ những trường hợp thuộc Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
- Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào thì có bảo hiểm tiền gửi?
Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi đã quy định về việc tham gia bảo hiểm tiền gửi như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Theo quy định này, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi (trừ ngân hàng chính sách) đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Trong đó, Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP liệt kê các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân bao gồm:
- Ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng hợp tác xã.
- Quỹ tín dụng nhân dân.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Các tổ chức này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đều phải niêm yết công khai bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi tại các địa điểm sau:
- Trụ sở chính.
- Chi nhánh.
- Các điểm giao dịch có nhận tiền gửi của cá nhân.
Với quy định này có thể hiểu rằng, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đang nhận tiền gửi tiết kiệm hợp pháp của cá nhân đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi
Mức bồi thường bảo hiểm tiền gửi
Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một ngân hàng, tổ chức tín dụng bao gồm
- Tiền gốc và tiền lãi.
- Tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Căn cứ Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, hạn mức trả tiền bảo hiểm trả cho một người tại một tổ chức tin dụng khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là tối đa 125 triệu đồng.
Lưu ý: Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại ngân hàng thì số nợ đó sẽ được trừ trực tiếp vào số tiền gửi được bảo hiểm, cá nhân được nhận số tiền còn lại sau khi trừ nợ.
Người gửi tiết kiệm được bồi thường bảo hiểm tiền gửi khi nào?
Căn cứ Điều 22 Mục 4 Trả tiền Bảo hiểm Luật Bảo hiểm tiền gửi 2021 quy định:
Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
Như vậy, Luật định khi ngân hàng, tổ chức tín dụng phá sản hoặc mất khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng thì sẽ làm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Việc trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền sẽ được thực hiện bởi tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Trả tiền bảo hiểm
– Thời hạn trả tiền bảo hiểm tiền gửi: Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.
– Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi:
- Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
- Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi hiện nay được quy định tại Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, như sau:
Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).
– Xử lý số tiền gửi vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi: Số tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
Thủ tục trả tiền bảo hiểm tiền gửi được quy định như thế nào?
Đối với quy định về thủ tục trả tiền bảo hiểm tiền gửi thì tại Điều 26 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải gửi hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm bao gồm văn bản đề nghị trả tiền bảo hiểm, danh sách người được bảo hiểm tiền gửi, số tiền gửi của từng người được bảo hiểm tiền gửi và số tiền bảo hiểm đề nghị tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiến hành kiểm tra các chứng từ, sổ sách để xác định số tiền chi trả.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải có phương án trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi; thông báo công khai về địa điểm, thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm trên ba số liên tiếp của một tờ báo trung ương, một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và trên một báo điện tử của Việt Nam; niêm yết danh sách người được trả tiền bảo hiểm tại địa điểm đã thông báo.
– Khi nhận tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm tiền gửi phải xuất trình các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
– Tổ chức bảo hiểm tiền gửi trực tiếp trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi hoặc ủy quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khác thực hiện.
– Sau thời hạn 10 năm, kể từ ngày tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thông báo lần thứ nhất về việc trả tiền bảo hiểm, những khoản tiền bảo hiểm không có người nhận sẽ được xác lập quyền sở hữu nhà nước và bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, người có quyền sở hữu khoản tiền gửi được bảo hiểm sẽ không có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả số tiền bảo hiểm đó.
Khuyến nghị
Bạn muốn tư vấn hay thắc mắc liên quan tới “Mức bồi thường bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu?” hãy liên hệ tới Luật sư X. Đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn luật bảo hiểm hiện nay chi tiết đầy đủ, nhanh, đơn giản.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mức bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp
- Mức chi trả tối đa bảo hiểm tiền gửi bao nhiêu năm 2023?
- Quy định về bảo hiểm tiền gửi hiện nay như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mức bồi thường bảo hiểm tiền gửi” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ Hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Luật này áp dụng đối với người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Câu trả lời là có. Trong Khoản 2 Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm chung như sau:
Tiền gửi tiết kiệm chung là tiền gửi tiết kiệm của từ hai người gửi tiền trở lên.
Như vậy, người dân có thể gửi tiết kiệm chung, hoặc gửi tiết kiệm riêng đều được.
Ngày 20/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm, thay thế Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg, trong đó quy định số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/12/202