Xin chào Luật sư. Hiện tại tôi đang có nhu cầu mua một mảnh đất để làm ăn kinh doanh, tôi đã tìm được một mặt bằng đẹp, gần trung tâm, đáp ứng được những yêu cầu của tôi để mở quán. Chủ nhà nói rằng mảnh đất này đã được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, do không chuyên trong việc mua bán đất nên tôi muốn an toàn trong việc mua mảnh đất này. Tôi có thắc mắc về cách xem đất thổ cư trên sổ đỏ như thế nào? Luật sư có thể hướng dẫn tôi được không? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Đất thổ cư là loại đất như thế nào?
Đất thổ cư là một cách gọi truyền thống của đất phi nông nghiệp; nằm trong khu dân cư, hay chính là loại đất cho phép ở, xây dựng nhà cửa; các công trình xây dựng phục vụ đời sống xã hội, đất vườn ao gắn liền với nhà ở; trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đã được cơ quan nhà nước công nhận là đất thổ cư.
Như vậy có thể nói ngắn gọn, đất thổ cư chính là một cách gọi khác của đất ở.
Đất thổ cư có thể chia là 2 loại là đất thổ cư tại nông thôn (ký hiệu viết tắt trên sổ đỏ ONT); đất thổ cư tại đô thị (ký hiệu viết tắt trên sổ đỏ là ODT).
Đất thổ cư khi đáp ứng đủ điều kiện cấp sổ đỏ của pháp luật; thì đất thổ cư vẫn được cấp sổ đỏ bình thường. Các điều kiện cơ bản để được cấp sổ đỏ cho đất thổ cư như là được giao đất; nhận chuyển nhượng đất theo đúng quy định của phải luật; đất thực hiện theo đúng quy hoạch ở địa phương, sử dụng ổn định, lâu dài; không tranh chấp, không bị kê biên để thi hành án hoặc làm tài sản đảm bảo cho khoản vay,…
Cách xem đất thổ cư trên sổ đỏ
Khi bạn muốn mua đất thổ cư; bạn nên để ý xem trên sổ đỏ có ký hiệu ONT hoặc ký hiệu ODT.
Đất thổ cư chính là một cách gọi khác của đất ở. Ngoài ra, việc quy định những công trình phục vụ đời sống khác; cũng như công nhận đất vườn, ao gắn liền với nhà ở là đất ở; cho thấy định nghĩa về đất ở khá rộng; đồng thời cũng giúp bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Hiện nay, đất ở gồm 02 loại phụ thuộc vào vị trí nơi có đất, cụ thể:
+ Đất ở tại đô thị (ký hiệu trên sổ đỏ là ODT): đất ODT còn gọi là đất thổ cư đô thị; đất ODT vẫn mang đầy đủ đặc điểm của đất thổ cư thông thường; tuy nhiên nó sẽ thuộc phạm vi các phường, thị trấn, các quận, thành phố; thị xã hoặc thậm chí là khu dân cư quy hoạch của đô thị mới. Loại đất thổ cư này được áp dụng một số chính sách khác; so với đất thổ cư nông thôn như thuế, giấy phép xây dựng,… Hiện nay dạng đất ODT sẽ do xã và các cấp tương đương quản lý. Bạn có quyền xây nhà ở và các công trình phục vụ đời sống khác; phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị trên mảnh đất của mình.
+ Đất thổ cư tại nông thôn (ký hiệu trên sổ đỏ là ONT): Đất thổ cư nông thôn; vẫn là đất thổ cư nhưng thuộc địa giới hành chính là khu vực nông thôn; và do xã quản lý. Đối với các khu đô thị đang được quy hoạch lên thành phố; thì đất thổ cư ở đó không được coi là ONT. Loại đất này sẽ được áp dụng chính sách thu thuế cũng như quy hoạch riêng. Trong đó đất thổ cư nông thôn thường được ưu tiên cấp phép xây dựng vườn và ao; hơn để phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương đó.
Cách xem thông tin về thửa đất trên sổ đỏ
Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định thông tin về thửa đất được thể hiện tại trang 2 của Giấy chứng nhận gồm: Thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng. Trong đó cần lưu ý một số thông tin sau:
Hình thức sử dụng
Theo khoản 5 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, hình thức sử dụng được ghi như sau:
– Ghi “Sử dụng riêng” nếu toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức trong nước, một cơ sở tôn giáo, một cá nhân nước ngoài, một người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…).
– Ghi “Sử dụng chung” nếu toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất.
Lưu ý: Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo; ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo.
Ví dụ: Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2.
* Mục đích sử dụng đất
Khi nhận chuyển nhượng thì mục đích sử dụng đất rất quan trọng vì người dân phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất, nếu tự ý chuyển mục đích sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Căn cứ khoản 6 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mục đích sử dụng đất ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể với các loại đất như sau:
– Nhóm đất nông nghiệp gồm: “Đất chuyên trồng lúa nước”, “Đất trồng lúa nước còn lại”, “Đất trồng lúa nương”, “Đất trồng cây hàng năm khác”, “Đất trồng cây lâu năm”, “Đất rừng sản xuất”, “Đất rừng phòng hộ”, “Đất rừng đặc dụng”, “Đất nuôi trồng thủy sản”, “Đất làm muối”, “Đất nông nghiệp khác”.
– Nhóm đất phi nông nghiệp gồm: “Đất ở tại nông thôn”, “Đất ở tại đô thị, “Đất thương mại, dịch vụ”, “Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp”, “Đất phi nông nghiệp khác”,…
Lưu ý:
– Thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người sử dụng đất vào nhiều mục đích thì phải ghi đầy đủ các mục đích đó. Nếu thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích mà trong đó đã xác định mục đích chính, mục đích phụ thì tiếp sau mục đích chính phải ghi “(là chính)”.
– Thửa đất ở có vườn, ao mà một phần diện tích được công nhận là đất ở và phần còn lại được công nhận sử dụng vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp thì lần lượt ghi “Đất ở” và diện tích được công nhận là đất ở kèm theo, tiếp theo ghi lần lượt từng mục đích sử dụng đất cụ thể thuộc nhóm đất nông nghiệp và diện tích kèm theo.
* Thời hạn sử dụng đất
Theo khoản 7 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thời hạn sử dụng đất được ghi nhận rõ trong Giấy chứng nhận như sau:
TT | Thời hạn sử dụng đất | Trường hợp |
1 | Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng | Sử dụng đất có thời hạn |
2 | Lâu dài | Thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài. Ví dụ: Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng |
3 | Theo quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất | Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất |
Trường hợp thửa đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận là một phần thửa đất thì ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất “Đất ở: Lâu dài; Đất… (ghi tên mục đích sử dụng theo hiện trạng thuộc nhóm đất nông nghiệp đối với phần diện tích vườn, ao không được công nhận là đất ở): Sử dụng đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng năm hết hạn sử dụng). |
Mời bạn xem thêm:
- Thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
- Ký hiệu đất ở đô thị được quy định như thế nào?
- Các loại đất trong quy hoạch đô thị
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Cách xem đất thổ cư trên sổ đỏ năm 2023 như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến cách tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất hiện nay… Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp:
Mẫu sổ đỏ hiện đang được sử dụng theo quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Theo đó, mẫu sổ đỏ mới có một số đặc điểm như sau:
Sổ đỏ gồm có 4 trang được Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất, áp dụng chung trong cả nước;
Sổ đỏ/giấy chứng nhận được cấp chung cho mọi loại đất, nhà ở cùng tài sản khác gắn liền với đất (ví dụ công trình xây dựng, nhà kho,…);
Giấy chứng nhận có màu hồng cánh sen, riêng trang bổ sung thì màu trắng, có in nền hoa văn trống đồng trên các trang;
Kích thước của giấy chứng nhận là 190mm x 265mm.
Sổ đỏ và sổ hồng về bản chất đều là chứng thư pháp lý cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và người sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Sổ đỏ hay sổ hồng đều có giá trị pháp lý ngang nhau trong các giao dịch về đất đai. Sổ đỏ và sổ hồng đại diện cho quá trình phát triển của pháp luật về đất đai, cho từng thời kỳ cụ thể, do vậy, vẫn có thể có một vài những đặc điểm khác biệt.
Sổ đỏ lần đầu tiên được xác định là được cấp cho người sử dụng đất tại khu vực nông thôn theo quy định tại Nghị định 60-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 5/7/1994) và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính.
Như vậy, sổ đỏ/bìa đỏ xuất hiện lần đầu tiên là vào thời điểm năm 1994 khi Nghị định 60-CP có hiệu lực thi hành.