Chào Luật sư. Bà nội tôi vừa mới mất cách đây không lâu. Trong di chúc của bà, bà có phân chia phần di sản của bà thành các phần cho con cháu trong gia đình. Tuy nhiên có một phần di sản bà để lại dùng cho việc thờ cúng. Cho tôi hỏi hiện nay pháp luật quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về di sản thờ cúng? Mong được Luật sư X hỗ trợ tư . Tôi xin cảm ơn. Để biết thêm về các vấn đề liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Như thế nào là di sản dùng vào việc thờ cúng?
Theo Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Thờ cúng là một nếp sống văn hoá lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn kính đổi với người đã chết, giáo dục người xung quanh kính trọng những người bậc trên đã chết và nhớ công ơn của họ. Vì vậy, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các truyền thống tốt đẹp đó, cho phép cá nhân dành một phần tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng. Phần tài sản này không coi là di sản thừa kế.
Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lí. Di sản này có thể là một tài sản cụ thể (cây lâu năm, nhà ở…). Nếu là tài sản hoặc cây lâu năm, người quản lí có quyền thu hoa lợi, lợi tức và dùng nó để thực hiện việc thờ cúng. Người quản lí không được sử dụng vào mục đích của riêng mình. Không có quyền định đoạt di sản này. Trường hợp người đang quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng mà không có điều kiện để tiếp tục quản lí di sản đó, những người thừa kế sẽ thoả thuận giao cho người khác quản lí.
Di sản dùng vào việc thờ cúng là phần di sản mà theo di nguyện của người chết là dùng tài sản đó để phục vụ cho việc thờ cúng.
Có được chia thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng?
Theo quy định của pháp luật tại Điều 645 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
“1.Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.“
Do đó từ quy định trên rường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế.
Đất của nhà thờ dòng họ được cấp sổ đỏ khi đáp ứng điều kiện gì?
Tại khoản 5 điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Theo quy định trên, đất của nhà thờ dòng họ được cấp sổ đỏ khi đáp ứng quy định pháp luật nêu trên.
Có thể bạn quan tâm
- Kiểm toán nhà nước, kiểm tra những gì?
- Mở chi nhánh công ty khác tỉnh như thế nào?
- Chồng thua cá cược bóng đá, vợ có phải trả tiền thay
- Chuyển khẩu về nhà chồng cần những giấy tờ gì?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Pháp luật quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến kết hôn với người Đài Loan…. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì TRANH CHẤP về thừa kế tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Di sản thờ cúng là sự việc phát sinh từ thừa kế nên thuộc các việc về thừa kế
Nếu có tranh chấp về di sản dùng vào việc thờ cúng xảy ra thì Tòa án đương nhiên có thẩm quyền giải quyếttheo quy định của pháp luật hiện hành
Theo quy định tại khoản 2 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người hưởng thừa kế mất cùng thời điểm với người để lại di sản thì di sản đó sẽ được tiến hành phân chia theo pháp luật