Xin chào Luật sư. Tuần trước khi trên đường đi làm về tôi có nhìn thấy một hộp đỏ phía bên đường, khi mở ra thì thấy rằng bên trong là vòng vàng. Hiện tôi đang không biết nên xử trí như thế trong trường hợp này, tôi nên trả lại cho người bị mất hay sẽ giữ lại cho bản thân? Quy định về nhặt được vàng sẽ xử lý như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nhặt được vàng có tốt không? Đó là một điềm tốt hay xấu?
Dân gian có câu: “Nhặt được bạc thì làm giàu, nhặt được vàng thì chết”, vì vậy đối với nhiều người ý kiến này luôn khắc sâu trong lòng.
Từ xưa ông bà ta đã chứng minh rằng, bỗng dưng nhặt được đồ rơi mà lại là đồ quý như vàng bạc là “vật từ trên trời rơi xuống”. Đối với những người háu ăn và lười biếng, câu thành ngữ trên là một lời cảnh báo và khuyên nhủ. Khi bất ngờ có tài sản giá trị, chúng ta nên có kế hoạch chi tiêu cẩn thận và rõ ràng, đừng hoang phí, nếu không sẽ nhanh chóng trở lại thân phận nghèo khó ban đầu. Hoặc đôi khi dẫn đến cảnh nợ nần chồng chất vì thói ăn chơi trác táng.
Tuy nhiên, với những người có kế hoạch chi tiêu, mọi việc đều được sắp xếp và tính toán cẩn thận, hiếm khi “vung tay quá trán” dẫn đến túng thiếu.
Việc bất ngờ nhặt được tài sản như vàng theo người xưa đôi khi cũng là một điềm báo may mắn. Đặc biệt đầu năm nếu chẳng may nhặt được tiền vàng cũng được coi là phúc lộc trời ban.
Có thể thấy rằng, nhặt vàng không phải là tốt hay xấu. Theo quan niệm dân gian, đây chỉ là hiện tượng mang ý nghĩa trung lập, mọi việc diễn ra tốt đẹp hơn hay xấu đi trong tương lai tùy thuộc vào cách bạn đối phó với nó trong ngày hôm nay.
Pháp luật quy định về quyền tài sản như thế nào?
Tài sản được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Ngoài ra, tài sản là bất động sản và động sản này cũng có thể là tài sản hiện có và tài sản hiện hành trong tương lai. Bên cạnh đó, tại Điều 115 Bộ luật hình sự 2015 đã quy định rõ về quyền tài sản. “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”
Ở đây đối tượng của quyền tài sản phải đáp ứng được hai điều kiện là quyền được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao cho đối tượng khác trong các giao dịch dân sự. Qua đó có thể làm rõ vấn đề:
Thứ nhất, về quyền được trị giá bằng tiền, ở quyền này không có sự đòi hỏi phải có sự chuyển giao trong các giao dich dân sự. Quyền tài sản gồm quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ. Đối tượng của các quyền này phải đáp ứng được yêu cầu là phải trị giá được bằng tiền và phải chuyển giao được cho người khác trong các giao dịch dân sự. Ngoài ra, quyền tài sản cũng có các quyền khác gắn với nhân thân mà không thể chuyển giao được như quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về mặt sức khỏe.
Thứ hai, về phân loại. Quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Có thể chia quyền tài sản thành hai loại là quyền đối nhân và quyền đối vật. Đối với quyền đối nhân, chủ thể được quyền tác động trực tiếp vào vật nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình, như quyền cầm cố, quyền thế chấp, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa lợi, lợi tức. Còn đối với quyền thế nhân, đây là quyền của chủ thể này đối với chủ thể khác. Khi bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ theo như bên có quyền yêu cầu thì quyền đối nhân được đáp ứng.
Quy định về nhặt được vàng sẽ xử lý như thế nào?
Theo bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) quy định người dân khi phát hiện tài sản không có chủ sở hữu thì chỉ cần thực hiện một trong hai trách nhiệm và nghĩa vụ: thông báo hoặc giao nộp cơ quan chức năng.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu gồm động sản và bất động sản, được xác lập quyền sở hữu như sau:
Với động sản, sau 1 năm kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản thì quyền sở hữu thuộc về người phát hiện tài sản.
Với bất động sản, sau 5 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu thì bất động sản đó thuộc về nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 228 Bộ luật Dân sự quy định rằng người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất, để thông báo công khai cho chủ sở hữu nhận lại. “Quy định vậy, nghĩa là người dân chỉ cần thỏa mãn một trong hai điều kiện là đủ. Nếu luật quy định buộc giao nộp thì phải có chế tài trong trường hợp người dân không giao nộp. Khi chế tài không có, luật không cấm, không buộc thì người dân được phép không thực hiện”,
Trường hợp trong thời gian người nhặt được tạm giữ tài sản, nếu chủ tài sản tìm đến xin nhận lại mà người nhặt được không trả thì chủ tài sản có quyền yêu cầu khởi kiện dân sự đòi tài sản. Chủ tài sản cũng có thể làm đơn tố cáo người giữ tài sản nếu khẳng định tài sản đó là của mình nhưng người giữ không giao. Lúc này, cơ quan điều tra có thể tham gia xác minh, làm rõ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục thi tuyển công chức mới nhất 2022
- Chủ doanh nghiệp có tham gia công đoàn không?
- Công an có tham gia Công đoàn không?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định về nhặt được vàng sẽ xử lý như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tư vấn pháp lý về vấn đề coi mã số thuế cá nhân… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Sau 01 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thông báo công khai về tài sản mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì:
– Tài sản ≤ 10 lần mức lương cơ sở: Người nhặt được sở hữu tài sản này;
– Tài sản > 10 lần mức lương cơ sở: Người nhặt được hưởng 10 lần mức lương cơ sở và 50% phần giá trị vượt quá. 50% còn lại của phần vượt quá sẽ thuộc về Nhà nước.
– Tài sản thuộc di tích lịch sử, văn hóa: Sẽ thuộc về Nhà nước. Người nhặt sẽ được hưởng một khoản tiền thưởng nêu chi tiết tại Điều 30 Nghị định số 29/2018
Điều 187 Bộ luật dân sự quy định rõ ràng về quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản như sau: “khi phát hiện tài sản bị chôn giấu, người phát hiện phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu”.
Nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Khi trình báo với Ủy ban nhân dân xã, phường họ sẽ tiến hành tìm ra người sở hữu. Vượt quá thời gian tìm kiếm theo quy định, nếu không tìm được người sở hữu thì quyền lợi của người tìm thấy đồ vật sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước. Người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật. Về mức thưởng đối với cá nhân tìm thấy và giao nộp tài sản là di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật được quy định tại Điều 30 Nghị định 29/2018.