Chào Luật sư. Đầu năm 2019 tôi và anh mình có thành lập công ty sản xuất linh kiện điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sắp tới chúng tôi dự định mở thêm chi nhánh công ty ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk nhưng không biết thủ tục thực hiện như thế nào? Cho tôi hỏi để mở chi nhánh công ty khác tỉnh thì có cần phải đáp ứng những điều kiện gì theo quy định của pháp luật hiện hành? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Mở chi nhánh công ty khác tỉnh” dưới đây. Hy vọng bài viết có thể giải đáp thắc mắc vấn đề trên của quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Có được mở chi nhánh công ty khác tỉnh không?
Căn cứ Khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
a) Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;
c) Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Do đó, có thể mở chi nhánh công ty khác tỉnh thành mà công ty đặt trụ sở chính.
Điều kiện mở chi nhánh công ty
- Điều kiện về thông tin doanh nghiệp đăng ký mở chi nhánh
Phải là đơn vị đã có mã số doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã áp mã ngành theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Thẩm quyền quyết định thành lập chi nhánh
Doanh nghiệp phải thông qua quyết định thành lập chi nhánh, quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh đúng quy định tại Luật doanh nghiệp 2020.
- Ngành nghề được đăng ký trong hoạt động chi nhánh
Chi nhánh chỉ được đăng ký các ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ đã cập nhật theo hệ thống mã ngành kinh tế năm 2022 ban hành kèm theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
- Điều kiện đặt địa chỉ trụ sở của chi nhánh:
Địa chỉ chi nhánh không được đặt tại chung cư, nhà tập thể. Nếu ở tòa nhà cao tầng thì phải xuất trình được việc hình thành hợp pháp.
Hồ sơ mở chi nhánh công ty khác tỉnh bao gồm gì?
Thành lập chi nhánh công ty sẽ cần những giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh công ty (Mẫu theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
- Quyết định của công ty về việc thành lập chi nhánh.
- Bản sao giấy tờ của Giám đốc chi nhánh và hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm (Nếu có).
Thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động chi nhánh được phòng đăng ký kinh doanh giải quyết trong từ 03 – 05 ngày làm việc, tuy nhiên trên thực tế thường lâu hơn do một số nguyên nhân khách quan sau:
- Thứ nhất là việc doanh nghiệp chưa có thông tin trên cổng thông tin điện tử quốc gia dẫn tới việc xin cấp mã số thuế chi nhánh bị lỗi. Phòng ĐKKD sẽ thông báo yêu cầu doanh nghiệp cập nhật thông tin công ty chủ quản trước khi thụ lý lại đề nghị thành lập chi nhánh của doanh nghiệp.
- Thứ hai việc thực hiện thủ tục tiến hành tại Phòng ĐKKD nơi chi nhánh đặt trụ sở chính – Xa công ty chủ quản. Nên nếu có sai sót dù nhỏ thì việc ký, đóng dấu lại hồ sơ cũng làm chậm quá trình thực hiện công việc.
Quy trình mở chi nhánh công ty khác tỉnh:
Theo Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Thẩm quyền thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh: Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt chi nhánh, mà không phải Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính như khi thành lập chi nhánh cùng tỉnh với công ty mẹ;
- Doanh nghiệp có thể tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, hoặc nộp trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, cập nhật thông tin về chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp;
- Riêng đối với doanh nghiệp lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, Phòng đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Ưu và nhược điểm của việc thành lập chi nhánh công ty
Ưu điểm của chi nhánh
Doanh nghiệp sở hữu chuỗi chi nhánh sẽ đạt được rất nhiều lợi ích. Mở cửa hàng ở nhiều địa điểm sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng mới, tăng độ nhận diện thương hiệu. Nhiều khách hàng tức là doanh thu và lợi nhuận cũng tăng theo, hơn nữa uy tín thương hiệu cũng ngày một cao.
Việc mở thêm chi nhánh giúp các doanh nghiệp có thể phân tán rủi ro : Nhiều cửa hàng sẽ giúp bạn giảm các rủi ro về hàng bán, doanh thu, tài chính, uy tín,… Khi một trong số các chi nhánh gặp vấn đề, có thể nhận được sự hỗ trợ từ các chi nhánh khác.
Tùy vào nhu cầu, sở thích của khách hàng từng khu vực, người quản lý có thể linh hoạt điều chỉnh định hướng kinh doanh cho phù hợp từng chi nhánh.
Nhược điểm của chi nhánh
Về ngân sách tài chính: Tài chính của chi nhánh phải phụ thuộc vào doanh nghiệp và doanh nghiệp có nghĩa vụ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh tài chính từ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Về quyền đại diện: Chi nhánh chỉ được đại diện khi có sự ủy quyền từ tổng công ty và phải tuân thủ đúng các điều kiện cũng như quy trình pháp lý của nhà nước. Người đại diện hợp pháp cho công ty có quyền điều phối, giải quyết toàn bộ vấn đề phát sinh ở chi nhánh và các vấn đề cần đại diện
Về trách nhiệm của chủ sở hữu: Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm toàn bộ khi giải thể, phá sản.
Việc thành lập chi nhánh công ty phù hợp với các doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh. Chi nhánh công ty có thể vừa là địa điểm kinh doanh vừa là văn phòng đại diện có thể thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền. Nếu công ty bạn muốn mở rộng kinh doanh sang những tỉnh thành phố khác thì thành lập chi nhánh là phù hợp nhất.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp hiện nay được quy định ra sao?
- Loại doanh nghiệp nào không thể hợp nhất sáp nhập?
- Rút đơn tố cáo thì có bị đình chỉ giải quyết tố cáo
- Hợp đồng lao động cần chú ý những gì theo quy định 2022?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mở chi nhánh công ty khác tỉnh” . Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về xin cấp phép bay flycam …thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X hotline 0833102102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Không. Theo khoản 5 điều 4 nghị định 01/2021/NĐ-CP thì “Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh được quy định cụ thể trong Thông tư số 47/2019/TT-BTC.
100.000 đồng đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử. Phí công bố thông tin là: 100.000 đồng.
Chi nhánh thành lập cùng tỉnh/ thành phố với công ty thì cơ quan quản lý thuế là cơ quan quản lý thuế của công ty.
Chi nhánh thành lâp khác tỉnh/ thành phố với công ty thì cơ quan quản lý thuế tại nơi đặt chi nhánh.