Chào Luật sư, tôi là tác giả tự do chuyên viết truyện ngắn. Tôi có sáng tác ra được một quyển sách đầu tay và đang cố gắng để được xuất bản. Tôi cũng định đăng ký quyền tác giả nhưng chưa biết thủ tục tiến hành thế nào? Chi phí đăng ký bản quyền tác giả là bao nhiêu? Đăng ký bản quyền tác giả online thì có được hay không? Đăng ký quyền tác giả trong thời hạn bao lâu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cản ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả?
Để tác phẩm có thể đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm đó phải là đối tượng được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: 1 bài hát có thể đăng ký bản quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm âm nhạc; 1 phần mềm máy tính có thể được đăng ký bản quyền dưới hình thức tác phẩm phần mềm máy tính hay còn gọi là đăng ký bản quyền phần mềm
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể đăng ký bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả. Do đó, khi có ý định đăng ký, khách hàng nên tham khảo quy định về việc những đối tượng nào sẽ được bảo hộ và những đối tượng nào không được bảo hộ
Tại sao nên đăng ký bản quyền tác giả?
Khi thực hiện việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm của mình, lợi ích mà chủ sở hữu, tác giả nhận được sẽ rất lớn. Cụ thể:
– Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu dễ dàng khai thác các quyền nhân thân, tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật ghi nhận;
– Việc đăng ký sẽ giúp tác giả, chủ sở hữu chứng minh được quyền hợp pháp của mình khi có tranh chấp phát sinh với bên khác, có cơ sở để cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả;
– Việc đăng ký tại Việt Nam đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn giúp tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tức là không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam;
Từ những lợi ích trên, chúng ta có thể thấy việc đăng ký bản quyền tác giả rất quan trọng và cần thiết đối với 1 tác phẩm.
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả là bao nhiêu?
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả sẽ phụ thuộc vào (i) loại hình tác phẩm mà doanh nghiệp/cá nhân muốn đăng ký (ii) có sử dụng dịch vụ của tổ chức đăng ký bản quyền tác giả, cụ thể chi phí như sau:
a. Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 100.000 VND (Một trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (gọi chung là loại hình tác phẩm viết);
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm nhiếp ảnh.
b. Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 300.000 VND (Ba trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản hoạ đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
c. Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 400.000 VND (Bốn trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau
– Tác phẩm tạo hình;
– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
d. Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 500.000 VND (Năm trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau
– Tác phẩm điện ảnh;
– Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.
e. Chi phí nhà nước cho việc đăng ký bản quyền tác giả là 600.000 VND (Sáu trăm nghìn đồng) áp dụng cho các đối tượng bản quyền sau
Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính
Thủ tục Đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?
Bước 1: Phân loại đối tượng sẽ được bảo hộ dưới hình thức đăng ký bản quyền tác giả:
Ví dụ: Phần mềm máy tính sẽ được đăng ký bảo hộ dưới loại hình tác phẩm là phần mềm máy tính hoặc bài hát sẽ được đăng ký dưới hình thức tác phẩm âm nhạc
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền tác giả
Sau khi lựa chọn được đối tượng đăng ký, chủ sở hữu sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký. hồ sơ sẽ bao gồm:
+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu)
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của tác giả ( người sáng tạo ra tác phẩm);
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm;
+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng thuê sáng tạo ra tác phẩm;
+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tạo ra tác phẩm;
+ Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền;
+ 02 bản in tác phẩm, tùy thuộc vào từng đối tượng sẽ có cách khác nhau. Ví dụ: bài hát sẽ có 02 bản in, kịch bản sẽ có 02 bản in trên giấy A4
+ Tài liệu khác (tùy từng trường hợp khác nhau)
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tới cơ quan đăng ký
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chủ sở hữu, tác giả sẽ nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan nêu trên.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho đến khi ra quyết định cuối cùng
Sau khi hồ sơ được nộp, chủ sở hữu sẽ theo dõi hồ sơ và kịp thời bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoặc thông báo từ chối (Cục sẽ nêu rõ lý do từ chối)
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Chi phí đăng ký bản quyền tác giả là bao nhiêu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là kết hôn với người Nhật Bản… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục xin giấy phép hành nghề thú y
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thú y
- Quy định về chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp
- Tra cứu số thẻ căn cước công dân online
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, các loại hình tác phẩm thuộc đối tượng đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học; sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết; hoặc ký tự khác;
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm sân khấu;
– Tác phẩm điện ảnh;
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
– Tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình; kiến trúc,công trình khoa học;
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
– Tác phẩm phái sinh từ các loại hình nêu trên nếu không có gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm dùng làm tác phẩm phái sinh.
Phần mềm máy tính sẽ được đăng ký bảo hộ dưới loại hình tác phẩm là phần mềm máy tính hoặc bài hát sẽ được đăng ký dưới hình thức tác phẩm âm nhạc.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chủ sở hữu, tác giả sẽ nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục. Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới cơ quan nêu trên.