Các mối quan hệ làm ăn, mua bán, vay mượn dẫn đến nợ nần chồng chất, tranh chấp, nhiều khoản nợ khó đòi. Các chủ nợ có thể khởi kiện, nhưng không phải mọi tranh chấp về nợ đều có thể dễ dàng giải quyết tại tòa án. Việc đòi nợ thuê đã bị pháp luật nghiêm cấm. Hiện nay đã có hình thức kinh doanh mới là hình thức kinh doanh mua bán nợ. Nhiều người còn lạ lẫm với hình thức này và nghĩa nó là điều vi phạm pháp luật. Để hiểu hơn về quy định mua bán nợ, mời bạn đọc theo dõi bài viết “Mua bán nợ có bị cấm không theo quy định?”.
Căn cứ pháp lý
Mua bán nợ là gì?
Nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.
Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.
Hoạt động mua bán nợ không phải là hoạt động kinh doanh là hoạt động mua bán nợ không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi của tổ chức, cá nhân, bao gồm:
- Hoạt động bán nợ đối với các khoản nợ của chính chủ nợ, không bao gồm các khoản nợ mà chủ nợ đã mua từ các chủ nợ khác;
- Hoạt động mua nợ không nhằm mục đích bán lại cho tổ chức, cá nhân, bao gồm cả hoạt động mua nợ để chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xử lý tài sản bảo đảm;
- Các hoạt động mua bán nợ khác không liên tục, không nhằm mục đích sinh lợi
Người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
Đồng thời người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
- Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;
- Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;
- Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.
Mua bán nợ có bị cấm không theo quy định?
Mua bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh. Căn cứ vào đó, áp dụng theo quy định của pháp luật dân sự có quy định như sau:
Điều 365 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về vấn đề chuyển giao quyền yêu cầu như sau:
1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:
a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.
2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.
Nếu trước đó bạn và người vay tiền bạn không có thỏa thuận trong hợp đồng về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu thì bạn hoàn toàn có thể chuyển giao quyền đòi nợ này cho người khác. Việc chuyển giao quyền đòi nợ này không cần bên vay (bên có nghĩa vụ) phải đồng ý. Bạn chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo cho bên vay về việc bạn đã chuyển giao quyền đòi nợ cho bên thứ ba (bên thế quyền). Khi đó, bên thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả khoản nợ 100 triệu cho mình.
Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty mua bán nợ Việt Nam?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 42/2021/TT-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh như sau:
1. DATC hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 5 Nghị định số 129/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (sau đây gọi là Nghị định số 129/2020/NĐ-CP).
2. DATC hoạt động theo ngành nghề kinh doanh quy định tại Điều 6 Nghị định số 129/2020/NĐ-CP, trong đó:
a) Ngành nghề kinh doanh chính của DATC thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, tập trung chủ yếu vào các hoạt động sau:
- Tiếp nhận nợ và tài sản, bao gồm nợ và tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ; nợ phải thu và các tài sản theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tiếp tục đầu tư, khai thác hoặc xử lý, thu hồi vốn cho Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 129/2020/NĐ-CP .
- Mua nợ và tài sản (bao gồm cả quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ) của các tổ chức và cá nhân.
- Xử lý nợ và tài sản đã mua, tiếp nhận (bao gồm cả quản lý, đầu tư để khai thác, bán, cho thuê các tài sản đã mua, tiếp nhận và tài sản bảo đảm của khoản nợ, kể cả tài sản nhận gán nợ).
- Tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua, xử lý nợ.
b) Ngành nghề hỗ trợ ngành nghề kinh doanh chính:
- Quản lý, đầu tư, khai thác và xử lý đối với dự án bất động sản thuộc các trường hợp: là tài sản bảo đảm khoản nợ, tài sản nhận gán nợ, tài sản đã mua, đã tiếp nhận theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn xử lý nợ, tài sản, mua, bán, sáp nhập, tái cơ cấu doanh nghiệp.
- Thực hiện các hoạt động thẩm định giá; dịch vụ quản lý nợ và thu nợ trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
Xử lý tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản trước khi bàn giao cho Công ty Mua bán nợ như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 07/2022/TT-BTC quy định về xử lý tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản trước khi bàn giao cho Công ty Mua bán nợ như sau:
1. Đối với tiền thu từ thu hồi nợ và xử lý tài sản loại trừ trước khi bàn giao cho Công ty Mua bán nợ, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm nộp vô Công ty Mua bán nợ trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày thu được tiền. Trong đó:
a) Trường hợp chậm nộp về Công ty Mua bán nợ, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu thêm tiền lãi chậm nộp đối với toàn bộ số tiền nêu trên. Mức lãi chậm nộp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
Trường hợp có quyết định của Tòa án về nghĩa vụ thanh toán cho Công ty Mua bán nợ (bao gồm cả nợ gốc và tiền lãi chậm nộp) thì doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quyết định của Tòa án và không được bù đắp chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
b) Tiền phạt chậm nộp quy định tại điểm a khoản này không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; doanh nghiệp chỉ được dùng nguồn lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bù đắp sau khi trừ đi các khoản bồi thường của các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp (nếu có).
2. Đối với tiền thu được từ thu hồi nợ và xử lý tài sản loại trừ theo quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án, căn cứ số tiền thực tế thu hồi được, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập nộp về Công ty Mua bán nợ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thu được tiền. Trường hợp chậm nộp, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu thêm tiền lãi chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thanh toán đủ nợ gốc (gồm tiền thu hộ nợ và xử lý tài sản trước bàn giao) trong vòng 12 tháng kể từ ngày doanh nghiệp cam kết trả hết nợ gốc thì Công ty Mua bán nợ xem xét, xóa nợ lãi chậm nộp (kể cả tiền lãi chậm thi hành án trong trường hợp có quyết định của Tòa án) sau khi doanh nghiệp trả hết nợ gốc theo cam kết.
4. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức có nợ đã ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản, sau khi có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, quyết định phá sản của Tòa án, Công ty Mua bán nợ thực hiện theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán đối với số tiền thu từ thu hồi xử lý nợ và tài sản loại trừ trước khi bàn giao cho Công ty Mua bán nợ và xử lý theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Thông tư này. Trường hợp quyết định của Tòa án xác định doanh nghiệp, tổ chức có nợ phá sản không có khả năng trả nợ cho Công ty Mua bán nợ thì Công ty Mua bán nợ được loại trừ không tiếp tục theo dõi trên sổ sách đối với giá trị không thu hồi được.
5. Trường hợp doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thu được tiền từ thu hồi nợ và xử lý tài sản loại trừ trong thời gian từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đến trước ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố giá trị doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp về Công ty Mua bán nợ trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố giá trị doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp chậm nộp, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu thêm tiền lãi theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Mời bạn xem thêm:
- Mua chung cư chỉ có hợp đồng mua bán không có sổ hồng
- Mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô cũ mới
- Theo quy định thì có được mua bán đất lưu không hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mua bán nợ có bị cấm không theo quy định?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ soạn thảo mẫu giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh.. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 6 Thông tư 42/2021/TT-BTC quy định về mức vốn điều lệ như sau:
1. Vốn điều lệ của DATC là 6.000 tỷ đồng (Sáu nghìn tỷ đồng).
2. Việc điều chỉnh vốn điều lệ của DATC thực hiện theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quy định tại Điều lệ này.
3. Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, DATC phải điều chỉnh vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công bố thông tin theo quy định.
Căn cứ Điều 9 Thông tư 07/2022/TT-BTC quy định về sử dụng tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản như sau:
1. Công ty Mua bán nợ thực hiện quản lý tiền thu từ thu hồi, xử lý nợ và tài sản loại trừ đã tiếp nhận theo quy định tại Điều lệ, Quy chế tài chính của Công ty và quy định sau:
a) Trích 30% số tiền từ thu hồi nợ, bán tài sản đã tiếp nhận, nhận đền bù tài sản trên đất khi thu hồi đất để lại cho Công ty Mua bán nợ sử dụng nhằm bù đắp các chi phí phát sinh có liên quan như: tiếp nhận, tổ chức thu hồi, quản lý, khai thác, xử lý nợ và tài sản (bao gồm cả chi phí hủy bỏ, tháo dỡ tài sản), chi phí định giá, đấu giá và các chi phí khác có liên quan.
b) Trích 10% số tiền thu hồi nợ, xử lý tài sản tiếp nhận để chuyển trả doanh nghiệp nhằm bù đắp các chi phí quản lý, giữ hộ tài sản, thu hộ nợ, phối hợp, hỗ trợ để nhận đền bù tài sản trên đất khi thu hồi đất.
Trường hợp đưa tài sản tiếp nhận vào khai thác (góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết; cho thuê) thì thanh toán chi phí giữ hộ tài sản theo thực tế kể từ ngày ký Biên bản bàn giao nhưng không quá 10% giá trị thẩm định của tổ chức có chức năng thẩm định giá khi đưa tài sản vào khai thác.
2. Đối với tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Trường hợp nguồn thu từ xử lý nợ và tài sản theo chỉ định không đủ để bù đắp chi phí thu hồi, xử lý nợ và tài sản, Công ty Mua bán nợ báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu của tổ chức có nợ và tài sản bàn giao xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định trong trường hợp vượt thẩm quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
b) Trường hợp Công ty Mua bán nợ tiếp nhận tài sản theo chỉ định để xử lý, thu hồi cho Nhà nước thì được hưởng phí xử lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính theo từng trường hợp cụ thể trên nguyên tắc bù đắp đủ chi phí xử lý tài sản cộng (+) một phần chi phí quản lý.
3. Số tiền còn lại sau khi trừ các khoản được chi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được nộp về ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP .
Trường hợp số tiền phải nộp dưới 100 triệu đồng theo từng lần phát sinh, Công ty Mua bán nợ tập hợp và nộp theo tháng (trong 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tháng liền kề trước đó).