Tạm giữ, tạm được áp dụng đối với những đối tượng vừa có hành vi phạm tội hoặc nghi ngờ có hành vi phạm tội nhằm phục vụ công tác điều tra, thu thập lời khai, chứng cứ và xét xử các vụ án. Đối với những người đang bị tạm giam thì liệu họ có được gặp người thân không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, để có thể gặp người nhà đang bị tạm giam thì cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục. Đặc biệt, muốn vào thăm người nhà đang bị tạm giam thì cần phải viết đơn xin gặp người bị tạm giam và nộp nó cho người có thẩm quyền. Vậy, nội dung của mẫu đơn xin gặp người bị tạm giam như thế nào? Cần phải đảm bảo những quy định gì khi đi thăm người đang bị tạm giam. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giam” qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ đưa lại cho bạn những thông tin kiến thức bổ ích nhất.
Căn cứ pháp lý
- Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
- Thông tư 37/2017/TT-BCA
Những đối tượng nào bị tạm giam theo quy định
Theo khoản 2 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015”, bao gồm:
- Bị can;
- Bị cáo;
- Người bị kết án phạt tù;
- Người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án;
- Người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
Người bị tạm giam có được gặp thân nhân hay không?
Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.
Thân nhân của người bị tạm giam bao gồm:
- Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng;
- Vợ, chồng;
- Anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
- Cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại được quy định theo Khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Người thân được gặp người bị tạm giam một lần trong tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần không quá một giờ.
Đối với trường hợp muốn tăng thêm số lần thăm gặp hoặc người không phải thân nhân của người đang bị tạm giam, tạm giữ thì nếu có nhu cầu gặp mặt thì phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý án.
Trường hợp không được gặp thân nhân khi bị tạm giam
Căn cứ Điều 5 Thông tư 37/2017/TT-BCA quy định việc tổ chức cho người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu thì các trường hợp sau không được gặp thân nhân:
- Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
- Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
- Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
- Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
- Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
- Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
- Khi bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ hoặc khi tiếp nhận hồ sơ hoặc khi có yêu cầu thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có ý kiến ngay bằng văn bản đề nghị không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam, nêu rõ lý do, thời hạn không cho thăm gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi đến thăm gặp.
Thủ tục gặp người bị tạm giam
Theo khoản 2 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thủ tục xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam như sau:
Bước 1: Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:
- Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân,
- Giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,
- Người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
- Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
Bước 2: Theo Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 3, 4, 5 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thời gian thăm người bị tạm giữ, tạm giam, cụ thể:
- Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
- Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ.
- Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.
Bước 3: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
Bước 4:Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.
Lưu ý, đối với trường hợp người bị tạm giam là người nước ngoài thì theo khoản 5 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 1 Điều 12 Nghị định 120/2017/NĐ-CP, việc thăm gặp vẫn được thực hiện theo thủ tục, thời gian được nêu ở trên.
Quy định khi đi gặp người tạm giam
Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân.
Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc cho gặp thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì thủ trưởng cơ sở giam giữ thông báo thời điểm thăm gặp cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để phối hợp.
Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.
Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ có các yêu cầu về giao dịch dân sự, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giam giữ để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam là gì?
Tạm giam, tạm giữ là một biện pháp để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử,…Việc gặp người thân đối với người bị giữ, bị tạm giam phải được sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền.
Vì vậy, người thân của họ sẽ phải làm đơn xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam (mẫu đơn thăm nuôi) để trình bày rõ nguyện vọng được gặp người thân của mình, trong đơn này bạn cần ghi rõ thông tin người nhà, thông tin người đang bị tạm giữ, tạm giam, ghi rõ lý do gặp, quan hệ với người được gặp,…
Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giam
Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giam mới nhất 2022 hiện nay là mẫu TG8 ban hành theo Thông tư 01/2012/TT-BCA.
Dù Thông tư 01/2012/TT-BCA đã hết hiệu lực 01/01/2018. Nhưng Thông tư 01/2012/TT-BCA không có văn bản thay thế nên biểu mẫu đơn xin gặp người bị tạm giam, phạm nhân vẫn được sử dụng theo mẫu này.
Tải Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giam tại đây.
Hướng dẫn viết đơn xin gặp người bị tạm giam
Thông tin người làm đơn
Khi xin gặp người bị tạm giữ tạm giam, người làm đơn phải ghi rõ các thông tin:
- Họ và tên người viết đơn;
- Ngày tháng năm sinh;
- CMND/Hộ chiếu số/ thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp;
- Nơi đăng ký thường trú;
- Chỗ ở hiện tại;
- Đơn vị công tác.
Thông tin người bị tạm giữ tạm giam
Bạn phải cho cơ quan tiếp nhận đơn biết bạn muốn xin gặp ai với các thông tin sau của người bị tạm giữ /tạm giam:
- Họ và tên người bị tạm giữ tạm giam mà bạn cần gặp;
- Ngày tháng năm sinh của người bị tạm giữ tạm giam;
- CMND/Hộ chiếu số/ thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp (nếu có)
- Nơi đăng ký thường trú;
- Họ và tên cha;
- Họ và tên mẹ;
- Hành vi phạm tội;
- Bắt ngày nào; Vào nhà tạm giữ/tạm giam ngày nào;
Mối quan hệ với người xin được gặp
Trong đơn, bạn phải trình bày rõ mình có quan hệ như thế nào với người bị tạm giữ/tạm giam. Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 quy định người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự. Trong đó thân nhân của người bị tạm giam bao gồm:
- Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng;
- Vợ, chồng;
- Anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
- Cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại được quy định theo Khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Trình bày lý do gặp thân nhân
Bạn trình bày lý do gặp người bị tạm giam tạm giữ theo quy định của pháp luật.
Những người cùng đi xin gặp người bị tạm giữ/tạm giam
Nêu rõ họ tên của từng người, số CMND/ Hộ chiếu số/ Thẻ căn cước công dân, cấp ngày, tháng, năm, nơi cấp và quan hệ của từng người đó với người xin được gặp.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn thay đổi thông tin trên sổ đỏ
- Mẫu đơn ly hôn không đăng ký kết hôn
- Mẫu đơn xin tham gia lực lượng công an xã
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giam” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ bảo hộ logo độc quyền vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền; trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Nếu bạn là người thân của người đang bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm pháp luật, bạn có thể sử dụng đơn xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam để gửi lên các đơn vị thụ lý án, giám thị trại tạm giữ/Trưởng nhà tạm giam trình bày các thông tin để được gặp người thân của mình. Trường hợp chờ thi hành án thì nơi tiếp nhận đơn chỉ ghi là Giám thị trại tạm giữ/ Trưởng nhà tạm giam.
Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự. Cụ thể:
– Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.